Các loại trà Thiết Quan Âm, cách phân loại cụ thể

Điều tâm nguyện của Thích Uống Trà là việc truyền đạt những thông tin đầy đủ. Chúng tôi sẽ không dành nhiều mỹ từ để mô tả các sản phẩm mà thay vào đó là sự mạch lạc của thông tin còn vẻ đẹp của trà, rất khó mô tả bằng lời bởi chỉ người uống mới cảm nhận được. Việc phân loại trà Thiết Quan Âm có thể dựa theo 2 phương thức chính là hương-vị dựa theo cách rang saothời điểm thu hoạch trà.

PHÂN LOẠI TRÀ THIẾT QUAN ÂM THEO HƯƠNG-VỊ

Đây là cách phân loại phổ biến nhất, dựa vào quá trình chế biến Trà Thiết Quan Âm hiện tại được chia thành 3 dòng dựa theo hương vị như sau: Thanh Hương, Nùng Hương và Trần Hương. Mỗi loại có những đặc tính khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan Trà Trắng Phúc Đỉnh (Fuding Trà Trắng)

Các loại trà Thiết Quan Âm, cách phân loại cụ thể 2

Trần Hương – Nùng Hương – Thanh Hương

  • Thiết Quan Âm Thanh Hương: Dòng trà này chú trọng vào mùi hương của trà, lá trà được gia nhiệt ở mức độ thấp, với màu xanh ngọc bích của nước trà sau khi pha. Mùi hương là điều đặc biệt nhất, tùy theo cấp độ mà mùi hương có thể giữ được trong 2-3 nước 5-7 nước hay 8-10 nước…
  • Thiết Quan Âm Nùng Hương: Đây là loại Thiết Quan Âm được gia nhiệt ở mức độ cao hơn so với Thanh Hương. Nùng hương hay vẫn còn gọi là Lô Châu. Dòng Thiết Quan Âm này cho màu nước sắc xanh, ánh vàng. Vị trà có đắng hơn so với Thanh Hương.
  • Thiết Quan Âm Trần Hương: Đây là phiên bản sao hoàn toàn của Thiết Quan Âm, nó là phong cách cổ điển, mùi hương nồng và ấm áp hơn và đặc trưng của viên trà có màu nâu sẫm.

PHÂN LOẠI TRÀ THIẾT QUAN ÂM THEO THỜI GIAN THU HOẠCH

  • Thiết Quan Âm cuối Xuân bắt đầu mùa Hè cho chất lượng tổng thể tốt nhất.
  • Thiết Quan Âm mùa Thu có mùi hương mạnh nhưng vị không sâu lắng bằng.
  • Thiết Quan Âm mùa Hè có chất lượng thấp hơn.
  • Thiết Quan Âm mùa Đông cho chất lượng thấp nhất.
Có thể bạn quan tâm:  Trà và nghệ thuật thiền trà "Thiền trà nhất vị"

KHI NÀO THÌ KHÔNG NÊN UỐNG TRÀ THIẾT QUAN ÂM

Do đặc tính sản xuất của Trà Thiết Quan âm với độ Oxy hóa thấp nên gần như vẫn lưu trữ những đặc tính của lá chè xanh với nhiều thành phần tự nhiên. Và tất nhiên để thưởng trà chúng ta cũng cần lưu ý những thời điểm.

  • Không nên uống chè buổi sáng khi nhịn ăn: Với các thành phần tự nhiên nguyên bản có sẵn trong chè xanh sẽ ức chế sự bài tiết bình thường của dạ dày không có lợi cho tiêu hóa, đồng thời có thể gây ra cảm giác khó chịu như đánh trống ngực, nôn nao… mà những người hay uống chè tươi gọi là “say chè”. Trường hợp này cần bổ sung một số đồ ăn nhẹ hoặc vài viên kẹo.
  • Người thiếu máu và thiếu sắt: Thiết Quan Âm có chứa một lượng lớn tannin, axit tannic sẽ không hòa tan sắt khi vào cơ thể, bởi vậy cơ thể sẽ không có đầy đủ sắt và dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ thiếu máu và thiếu sắt không nên uống chè này.
  • Không nên uống trà sau khi uống rượu: Nhiều người nghĩ rằng uống trà sau khi uống rượu sẽ làm tỉnh táo, nhưng thực ra đó là quan điểm sai lầm. Vì trà kích thích các trung tâm thần kinh, say rượu uống trà sẽ làm tim đập nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Tiểu Chủng Hồng Trà

Bài gốc: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.