Tỏi ngâm rượu là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể dùng rượu tỏi chữa bệnh dạ dày, viêm xoang, rượu tỏi chữa yếu sinh lý, các bệnh xương khớp… Nắm rõ cách ngâm rượu tỏi và cách dùng sẽ giúp bạn sử dụng bài thuốc được an toàn, hiệu quả.

Vì sao nên dùng tỏi ngâm rượu để chữa bệnh?

Không chỉ ở nước ta mà từ lâu, tỏi đã được người dân nhiều nước khác nhau trên thế giới sử dụng để chữa bệnh. Chúng ta có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dùng tỏi ngâm rượu để chữa bệnh được cho là phương pháp mang lại tác dụng tối ưu nhất. Trước khi đi tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì, chúng ta hãy đi tìm xuất xứ của bài thuốc này. Vậy nó có nguồn gốc từ đâu?

 1. Nguồn gốc của rượu tỏi

Đây là bài thuốc là bắt nguồn từ đất nước Ai Cập. Điều này được xác nhận chính bởi chính tổ chức y tế thế giới (WHO). Bởi vào những năm 70 của thế kỷ XX, Ai Cập là một đất nước nghèo nàn, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhưng khi được kiểm tra thì sức khỏe của người dân nơi đây lại tốt, tuổi thọ trung bình của người dân cũng ở mức tương đối cao.

Để tìm hiểu vấn đề này, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đích thân cử chuyên gia đến Ai Cập tiến hành nghiên cứu. Trải qua một thời gian tìm hiểu và thăm dò, họ đã phát hiện ra rằng trong mỗi gia đình ở đây đều có một hũ rượu ngâm tỏi. Chính họ cũng thừa nhận rằng họ có thể dùng rượu tỏi trị trào ngược dạ dày, rượu tỏi chữa bệnh trĩ… Từ đó, những cuộc thí nghiệm và nghiên cứu về công dụng của rượu tỏi được tiến hành. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, trong rượu tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có thể chữa được rất nhiều bệnh lý khác nhau.

tỏi ngâm rượu

 2. Thành phần dinh dưỡng trong tỏi

Trong thành phần của tỏi chứa các hoạt chất acillin, ajoen, liallyl sunfid… Đây đều là những chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đau, có tác dụng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn virus… Vì thế, tỏi còn được gọi bởi cái tên là chất kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều các dưỡng chất khác như vitamin, canxi, mangan, photpho… Do đó, ăn tỏi thường xuyên cũng sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, gia tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng sẽ được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm:  Lưu ngay thực đơn giảm cân 7 ngày nhờ phương pháp ăn chay hiệu quả

Cũng theo Y học cổ truyền, tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ôn, hơi độc, được dùng để giải nhiệt, sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, trừ phong, hạch ở cổ, tiêu đờm… Vì vậy, từ lâu mà nó cũng đã được dân gian áp dụng để chữa nhiều bệnh lý. Từ những lý do trên mà ta thấy, dùng rượu tỏi để chữa bệnh là điều hoàn toàn có cơ sở.

Tỏi ngâm rượu có tác dụng gì?

 1. Rượu tỏi có tác dụng chữa bệnh viêm khớp

Theo nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa chất oxy hóa do vậy mà nó được dùng nhiều trong việc điều trị viêm khớp. Đặc biệt là với những người già, việc xoa bóp bằng rượu tỏi vừa có tác dụng giảm đau và vừa điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh công dụng trên, thành phần selen có trong tỏi giúp ngăn chặn những phản ứng viêm cho cơ thể.

Trong mỗi gia đình, cần có bình ngâm rượu tỏi nhất là trong mùa đông và đặc biệt trong nhà có người già. Rượu tỏi giúp giảm đau và điều trị viêm khớp nhẹ nhàng nhất là trong thời tiết giao mùa.

 2. Rượu tỏi giúp điều trị bệnh hô hấp

Với tính nóng của tỏi kết hợp với rượu mà nguyên liệu này được dùng để chữa bệnh viêm họng cực hiệu quả. Trong tỏi có tình sát khuẩn cao nên tỏi giúp làm sạch cổ họng bằng cách làm giảm đờm. Bạn cũng không cần phải dùng đến thuốc tây nếu như viêm họng có đến ghé thăm.

Ngoài điều trị viêm họng nói riêng, ngâm rượu tỏi còn giúp điều trị bệnh hô hấp hiệu quả như viêm xoang. Với đặc tính và công dung như trên thì bạn nên dùng rượu tỏi để đạt được hiệu quả.

tỏi ngâm rượu

 3. Rượu tỏi giúp bảo vệ tim mạch

Những thành phần trong tỏi và rượu giúp điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường. Đồng thời nó còn giúp phòng ngừa nguy cơ bị xơ vữa động mạch hiệu quả.

Một số chất có trong tỏi như Phitoncid, hoạt tính màu vàng có khả năng đánh tan chất béo, giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng máu nhiễm mỡ. Không chỉ vậy những người bị hở van tim cũng nên sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh hở van tim hiệu quả hơn.

 4. Rượu tỏi giúp hỗ trợ đường tiêu hóa

Nhắc đến công dụng của tỏi thì không thể không kể đến nó tốt cho đường tiêu hóa. Cụ thể tỏi có chứa nhiều axit amin có khả năng lên men tự nhiên. Do đó tỏi có khả năng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Những người hay gặp phải những biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, ợ chua hoặc bị viêm loét dạ dày thì nên uống rượu tỏi để giảm thiểu tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:  Những công thức và cách làm bột đậu đỏ đơn giản ngay tại gia

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi ngay tại nhà

Trong tỏi có nhiều chất rất có lợi cho sức khỏe. Việc sử dụng rượu tỏi giúp tăng cường đề kháng cũng như chữa được một số bệnh.

 1. Nguyên liệu:

  • Tỏi: 300 gr (Ngoài tỏi Lý Sơn, tỏi đen, bạn có thể dùng các loại tỏi thông thường để ngâm rượu)
  • Rượu gạo (loại 40 – 42 độ): 600 ml
  • Chum sành hoặc hũ/chai thủy tinh sạch

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 2. Cách sơ chế như sau:

– Tỏi mua về rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, bạn bóc vỏ và xắt lát mỏng. Sở dĩ như vậy vì tỏi khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao.

– Bạn xếp tỏi vào chum sành hoặc hũ sạch (loại có nắp đậy). Tiếp theo, bạn cho rượu gạo vào sao cho đúng theo tỉ lệ 1 phần tỏi ngâm cùng 2 phần rượu. Tức là 300 gr tỏi ngâm cùng 600 ml rượu gạo.

– Sau khi đã đổ rượu vào ngâm, bạn đậy kín nắp và để chum sành hoặc hũ rượu ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 25 độ C). Thời gian ngâm rượu là 2 tuần. Sau khi ngâm đủ thời gian trên thì bạn mới lấy rượu đã ngâm ra dùng.

 3. Cách bảo quản:

  • Rượu tỏi khi ngâm xong bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng khoảng dưới 25 độ C.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Rượu ngâm sử dụng lâu được nhưng sẽ bị mất những công dụng của nó, thời gian lý tưởng là sử dụng trong khoảng thời gian 1 năm.

 4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng tỏi ngâm rượu

Tỏi có tác dụng rất thần kì cũng như điều trị được các bệnh lí, nhưng chúng ta cũng cần thận trọng khi sử dụng nó:

  • Những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phẫu thuật không nên dùng rượu tỏi vì nó sẽ ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu.
  • Không nên dùng rượu tỏi cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Những người mắc bệnh gan hay thân hay tiểu đường cũng cần phải cân nhắc khi sử dụng.
  • Những người cao tuổi, hay thường gặp các bệnh tiêu chảy cũng nên hạn chế dùng rượu tỏi này. Nếu muốn sử dụng cần phải có sự cân nhắc kĩ lưỡng cũng như sự tư vấn của bác sĩ.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi màu xanh

Có nhiều người sau khi ngâm tỏi với rượu thì chúng bị chuyển sang màu xanh, nhưng họ lại không biết khắc phục như thế nào. Sau đây, HITA sẽ gợi ý cho các bạn một số cách ngâm rượu tỏi không bị xanh:

Có thể bạn quan tâm:  Đá muối Himalaya – Giải mã công dụng tuyệt vời của đá thần kỳ

 1. Cách ngâm rượu tỏi màu xanh

  • Để tỏi ngâm rượu không bị xanh, hãy chọn củ tỏi đã già, không dùng tỏi non, tỏi đã bị mốc hoặc mọc mầm.
  • Dùng rượu để rửa sơ qua. Lưu ý là bạn sử dụng loại rượu nào để ngâm thì hãy dùng rượu đó để rửa.
  • Trước khi cho tỏi vào bình, đem chúng bỏ vào chảo và bắc lên bếp. Bạn sao tỏi với ngọn lửa nhỏ, cứ đảo đều tay trong khoảng 3 – 4 phút thì tắt bếp. Tuy nhiên, cần phải thật cẩn thận, đừng để cho chúng bị cháy. Sau đó cho tỏi vào bình và ngâm như thường.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 2. Rượu tỏi màu xanh có dùng được không?

Nhiều người vẫn thường e ngại và sợ không dám dùng rượu tỏi khi chúng bị chuyển sang màu xanh. Vậy rượu tỏi màu xanh có dùng được không? Theo các chuyên gia, rượu tỏi bị chuyển sang màu xanh là điều bình thường. Vì bạn sử dụng tỏi non để ngâm rượu nên chúng mới bị xanh, nó không gây ra tác hại gì đối với sức khỏe. Do đó, nếu vẫn còn băn khoăn rượu tỏi màu xanh có dùng được không thì câu trả lời là có.

Tuy rượu tỏi chuyển sang màu xanh không gây hại nhưng chúng lại làm mất đi tính thẩm mỹ. Do đó, bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu tỏi không bị xanh mà chúng tôi hướng dẫn trên đây để khắc phục tình trạng này.

Trên đây là các thông tin về cách ngâm rượu tỏi. Đây là bài thuốc có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Bạn có thể dùng rượu tỏi chữa viêm xoang, chữa bệnh dạ dày, rượu tỏi chữa xương khớp… Tuy nhiên, dùng thuốc không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

 

Các tìm kiếm liên quan đến tỏi ngâm rượu

  • cách ngâm rượu tỏi mật ong
  • cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp
  • cách ngâm rượu tỏi không bị xanh
  • rượu tỏi ngâm lâu có uống được không
  • tác hại của rượu tỏi
  • lưu ý khi dùng rượu tỏi
  • cách uống rượu tỏi như thế nào
  • tỏi ngâm rượu chữa bệnh cao huyết áp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.