Uống trà thảo mộc là một thú vui tao nhã của hầu hết những người già và người trung tuổi. Họ chỉ nghĩ rằng loại này uống ngon, lạ miệng, lành tính mà quên mất rằng trà thảo mộc còn có rất nhiều những công dụng khác nữa. Nếu như ai đó vẫn còn mơ hồ không biết trà thảo mộc thực chất là gì? Sử dụng chúng mang lại những công dụng như thế nào? Hãy dành vài phút đồng hồ đọc những chia sẻ sau đây bạn nhé.
Trà thảo mộc và công dụng
1. Trà thảo mộc là gì?
Trà thảo mộc là thức uống quen thuộc mà thiên nhiên ban tặng cho con người và được con người sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Tuy gọi là trà song thành phần của nó không có lá trà mà nguyên liệu để làm nên trà thảo mộc là các loại lá, hạt, vỏ, hay rễ của các cây thảo mộc được dùng dạng tươi hoặc phơi khô dùng pha bằng cách ngâm hãm với nước nóng.
2. Công dụng kỳ diệu của trà thảo mộc đối với sức khỏe con người
Từ những loại cây cỏ có sẵn trong thiên nhiên rất gần gũi với con người. Qua việc lựa chọn khắt khe cũng như đưa vào khâu chế biến theo công nghê hiện đại nhất đã cho ra những sản phẩm trà thảo mộc chất lượng tốt giúp người sử dụng trị được rất nhiều các loại bệnh khác nhau.
Hiện nay trên thị trường có đến hàng ngàn những loại trà thảo mộc khác nhau cho bạn lựa chọn, và tất nhiên mỗi loại trà sẽ có những công dụng tính năng riêng. Nhưng nhìn chung, hầu hết các loại trà sẽ có những công dụng thần kỳ như sau:
a. Hỗ trợ tích cực trong quá trình giảm mỡ, giảm cân
Trà thảo mộc có đặc trưng giàu vi chất, nhiều vitamin, chất khoáng song lại chứa rất ít calo. Vì thế đây là một trong những sản phẩm có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ thừa, giảm cân.
Việc sử dụng trà thảo mộc hàng ngày là xu hướng làm đẹp được nhiều chị em áp dụng. Không như những phương pháp giảm cân khác, sử dụng trà thảo mộc để giảm cân chị em không cần ép cơ thể nhịn ăn mỗi bữa, nên hoàn toàn tránh được trình trạng thiếu hụt vi chất trong thực đơn giảm cân kém đa dạng.
b. Tác dụng chống oxy hóa
Cộng dụng thứ 2 không thể không nhắc đến đó chính là khả năng chống oxy hóa trong trà thảo mộc khá cao. Sử dụng trà thảo mộc thường xuyên giúp giảm nguy cơ tim mạch, xơ vữa động mạch, ung thư, ngăn… và làm chậm quá trình phát triển của khối u…
Đặc biệt đối với một số chị em phụ nữ sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt của làn do sau một thời gian rất ngắn dùng trà thảo mộc. Bởi trong trà có chứa thành phần chất chống oxi hóa mạnh giúp cho làn da căng mịn hơn, giảm quá trình lão hóa trên toàn bộ khuôn mặt.
c. Tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm
Những loại thảo mộc như cúc hoa, kim ngân hoa, đản hoa… có tác dụng chống khuẩn, chống virus và chống nấm khá cao.
Cuộc sống hiện đại, không khí môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng cộng thêm sự biến đổi khí hậu… là nguyên nhân chính làm cho con người khó tránh khỏi những căn bệnh hiểm nghèo. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng, trà thảo dược để bồi bổ cơ thể, giải độc, ngăn chặn lão hóa và tinh thần luôn thoải mái để làm việc và lao động.
Một số loại trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe
1. Trà bạc hà
Trong y học cổ truyền, bạc hà (Mentha piperita) được biết như một loại thảo mộc giúp làm dịu các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, vì có hương vị the mát nên bạc hà có công dụng giúp sảng khoái tinh thần.
Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy các hợp chất flavonoid có trong bạc hà có thể ức chế hoạt động của tế bào mast (hay còn gọi là dưỡng bào). Đây là những tế bào tồn tại trong hệ miễn dịch, xuất hiện nhiều trong ruột và là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi. Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy bạc hà làm thư giãn ruột, có thể làm giảm co thắt ruột cũng như những cơn đau và đầy hơi đi kèm.
Ngoài ra, viên nang dầu bạc hà có thể làm giảm đau bụng, đầy hơi và các tình trạng về tiêu hóa khác. Tuy nhiên, một gói trà bạc hà có thể cung cấp tinh dầu nhiều gấp 6 lần viên nang dầu bạc hà. Do đó, trà bạc hà có thể sẽ hữu hiệu trong việc giảm bớt triệu chứng đầy hơi.
Bạn có thể mua trà bạc hà hoặc tự pha chế tại nhà để đẩy lùi cảm giác khó chịu ở bụng.
2. Trà tía tô đất
Tía tô đất (Melissa officinalis) có mùi chanh nhẹ nhàng và vị man mát giống bạc hà, vì loài cây này cũng thuộc họ bạc hà.
Dựa vào cách dùng dân gian của nó, Cơ quan Quản lý thuốc châu Âu cho rằng trà tía tô đất có thể giúp làm giảm các vấn đề tiêu hóa nhẹ như đầy hơi và khó tiêu.
3. Trà ngải đắng
Ngải đắng (Artemisia absinthium) là một loại thảo mộc thường được dùng làm trà đắng. Đây là một loại thảo mộc có vị rất đắng, tuy nhiên bạn có thể làm dịu vị đắng này bằng chanh và mật ong.
Nhờ vị đắng đặc trưng, ngải đắng đôi khi được sử dụng trong thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Nguyên do là vì các loại gia vị và thảo mộc có vị đắng thường giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt.
Các nghiên cứu ở người cho thấy viên nang ngải đắng có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm chứng đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng trên. Loại thảo dược này giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, có thể giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm đầy bụng. Các nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy cây ngải đắng cũng có thể tiêu diệt các ký sinh trùng, một trong những “thủ phạm” gây khó tiêu.
Lưu ý là bạn không nên uống trà ngải đắng khi mang thai, vì trong thành phần loại trà này có chứa thujone, một hợp chất có thể gây co bóp tử cung.
4. Trà gừng
Trà gừng là trà được pha chế từ củ của cây gừng và được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến dạ dày kể từ xa xưa.
Các nghiên cứu ở người cho thấy uống viên nang gừng từ 1 – 1,5g mỗi ngày với liều chia nhỏ có thể làm giảm buồn nôn. Thêm vào đó, việc uống trà gừng có thể giúp tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, giảm khó chịu đường tiêu hóa, giảm co thắt ruột cũng như chướng bụng đầy hơi.
Người ta thường nghiên cứu về chiết xuất của gừng chứ không nghiên cứu nhiều về trà gừng. Tuy nghiên, các hợp chất có lợi cho đường tiêu hóa (chẳng hạn như gingerols) trong chiết xuất gừng cũng có mặt trong trà.
5. Trà thì là
Hạt của cây thì là (Foeniculum vulgare) được dùng để pha trà và có vị tương tự như cam thảo. Theo dân gian, thì là được sử dụng để điều trị các rối loạn tiêu hóa, bao gồm: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và táo bón.
Các nghiên cứu ở chuột cho thấy, phương pháp điều trị bằng chiết xuất cây thì là giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi nguy cơ bị viêm loét. Viêm loét là một nguyên nhân gây nên đầy bụng, vì vậy việc ngăn ngừa tình trạng này sẽ giúp giảm nguy cơ bị đầy hơi.
Táo bón cũng được xem là một nguyên nhân góp phần gây nên chứng đầy hơi. Thì là giúp làm tăng khả năng co bóp của dạ dày ở động vật và làm giảm thời gian vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, thì là có tác động rất tốt lên táo bón cũng như đầy hơi.
Một nghiên cứu trên những người lớn tuổi bị táo bón kinh niên ở viện dưỡng lão cho thấy rằng, trong 28 ngày, những người uống trà hạt thì là đi tiêu nhiều hơn gấp 4 lần so với những người uống giả dược.
6. Trà từ rễ cây long đởm
Cây long đởm (Gentiana lutea) hay còn gọi là cây gentiana vàng, là một cây có hoa màu vàng, có phần rễ rất dày.
Khi uống trà từ rễ cây long đởm, ban đầu bạn có thể cảm thấy vị ngọt nhưng sau đó lại vương lại vị đắng trên đầu lưỡi. Một số người thích dùng chung trà long đởm với trà hoa cúc và mật ong.
Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây long đởm từ lâu đã được sử dụng làm thuốc và trà thảo dược giúp giảm đầy hơi, trướng bụng và các vấn đề tiêu hóa khác. Ngoài ra, chiết xuất từ rễ loại cây này có thể được sử dụng để điều chế thuốc tiêu hóa.
Trong thành phần của long đởm chứa các hợp chất thường gặp trong những loại thực vật có vị đắng, đó là iridoids và flavonoid. Những hợp chất này kích thích quá trình tiết dịch tiêu hóa, giúp nghiền nát thức ăn và có thể làm giảm đầy hơi.
Tuy nhiên, không nên uống trà từ rễ cây long đởm nếu bạn bị viêm loét, vì nó có thể làm tăng độ axit dạ dày. Hiện nay, tác dụng thật sự của trà long đởm vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng, vì vậy bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hướng dẫn pha trà thảo mộc đúng cách
Muốn uống trà ngon thì trước tiên phải biết cách pha trà. Nếu pha trà sai cách coi như làm hỏng hết nguyên liệu trà. Trà thảo mộc nếu được pha đúng cách không chỉ có thể giữ nguyên vẹn được hương vị thơm ngon vốn có của nó mà còn giúp giữ trọn được các tinh chất, các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Cụ thể mỗi gói trà thảo mộc thì bạn chỉ nên pha từ 50-100ml nước tùy khẩu vị. Bạn nên dùng nước khoáng đun sôi để pha trà, trước đó nên tráng qua sau đó mới hãm trà tầm 3-5 phút rồi thưởng thức ngay. Không được pha trà với nước nguội hoặc nước lạnh, nước chưa đun sôi… bởi như vậy sẽ không làm thoát ra được hương vị và tinh chất của trà.
1. Thời điểm uống trà thảo mộc tốt nhất là vào buổi sáng
Sở dĩ buổi sáng sớm được cho là thời điểm vàng để uống trà thảo mộc là do lúc này cơ thể trải qua một đêm dài nghỉ ngơi nên sẽ bị tiêu hao mất một lượng nước đáng kể. Vì vậy việc dùng trà lúc này sẽ giúp bổ sung kịp thời lượng nước cho cơ thể, giúp hạ huyết áp, làm giảm quá trình hấp thụ chất béo, đặc biệt là giúp bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể sau các bữa ăn có nhiều dầu mỡ. Vì thế bạn nên uống trà khi thức dậy và trước khi ăn sáng 30 phút. Với người mà bị tụt huyết áp thì nên uống sau khi ăn sáng.
2. Uống trà thảo mộc ngay khi trà còn ấm nóng
Sau khi hãm trà tầm 3-5 phút là bạn nên thưởng thức ngay, bởi lúc này vị trà sẽ ngon nhất, bạn sẽ cảm nhận rõ được hương vị ngon của trà. Đặc biệt các tinh chất và chất dinh dưỡng có trong trà lúc này là nhiều nhất, khi đi vào dạ dày sẽ thẩm thấu nhanh vào niêm mạc dạ dày và phát huy công dụng. Còn nếu uống khi nguội thì các tinh chất sẽ bị bốc hơi nhiều, còn ít giá trị và vị trà cũng sẽ giảm đi, không còn đậm đà nữa.
3. Có thể cho thêm một chút đường hoặc mật ong để tăng hương vị
Đây là cách uống được rất đông người áp dụng, bởi nếu uống nhiều một vị trà sẽ dễ khiến bạn chán ngán, khó uống. Vì thế hãy cho thêm một chút mật ong hay ít đường, khuấy đều rồi uống khi còn ấm, như vậy bạn sẽ càng thấy vị trà trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn, ngon hơn. Đồng thời còn giúp tăng dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm và diệt khuẩn cực tốt.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến trà thảo mộc
- trà thảo mộc túi lọc
- các loại trà thảo mộc trên thị trường
- trà thảo mộc mát gan
- uống trà thảo mộc có tác dụng gì
- thành phần trà thảo mộc
- các loại trà thảo mộc giảm cân
- kết hợp trà thảo mộc
- trà thảo mộc herbalife
News Thông tin cà phê
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Colombia
ContentsTrà thảo mộc và công dụng 1. Trà thảo mộc là gì? 2. Công dụng kỳ diệu ...
News Thông tin cà phê
Cà Phê Papua New Guinea – Hương vị bí ẩn từ Châu Đại Dương
ContentsTrà thảo mộc và công dụng 1. Trà thảo mộc là gì? 2. Công dụng kỳ diệu ...
Thông tin cà phê News
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Ethiopia
ContentsTrà thảo mộc và công dụng 1. Trà thảo mộc là gì? 2. Công dụng kỳ diệu ...
Tin tức Nổi bật Specialty Coffee Thông tin cà phê
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết. Bạn là Barista theo ...
News Thông tin cà phê
Arabica và Robusta: Sự khác biệt về hương vị
ContentsTrà thảo mộc và công dụng 1. Trà thảo mộc là gì? 2. Công dụng kỳ diệu ...
News Thông tin cà phê
Cảm quan về các hạt cà phê trên thế giới
ContentsTrà thảo mộc và công dụng 1. Trà thảo mộc là gì? 2. Công dụng kỳ diệu ...
News Thông tin cà phê
Vòng tròn hương vị cà phê – Coffee Taster’s Flavor Wheel
ContentsTrà thảo mộc và công dụng 1. Trà thảo mộc là gì? 2. Công dụng kỳ diệu ...
Thông tin cà phê
Lịch sử cảm quan của ngành cà phê
ContentsTrà thảo mộc và công dụng 1. Trà thảo mộc là gì? 2. Công dụng kỳ diệu ...