Thực đơn cho người tiểu đường

Tìm hiểu tổng quát về bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

 1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh gì? thực đơn cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

thực đơn cho người tiểu đường

 2. Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

 a. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường.

 b. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.
Có thể bạn quan tâm:  Tác dụng và công thức nấu nước gạo lứt rang thật đơn giản

thực đơn cho người tiểu đường

 c. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

 d. Các loại tiểu đường khác

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.

Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.

 

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường

 1. Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Đối với người bệnh tiểu đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm:

  • Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.
  • Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.
  • Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
  • Sữa
  • Trái cây sấy khô
  • Rượu, bia và đồ uống có cồn.
Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng, ngọt thanh

 2. Bệnh tiểu đường nên ăn gì? thực đơn cho người tiểu đường

Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:

  • Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
  • Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 

Ăn chay có thật sự đủ chất cho người bị bệnh tiểu đường hay không?

 1. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn chay không? thực đơn cho người tiểu đường

Có! Chế độ ăn chay là một lựa chọn ăn uống rất lành mạnh, kể cả khi bạn đang bị tiểu đường. Nghiên cứu đã chứng minh rằng thực hiện theo kiểu ăn chay này có thể giúp ngăn ngừa và chế ngự bệnh tiểu đường. Trong thực tế, nghiên cứu về chế độ ăn chay cũng cho thấy việc hạn chế tinh bột và calo là không cần thiết và vẫn đẩy mạnh quá trình giảm cân và giúp hạ nồng độ A1C của người tham gia.

Chế độ ăn chay mang lại nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và không hề có cholesterol so với chế độ ăn truyền thống của Mỹ. Lượng chất xơ cao có thể giúp bạn cảm thấy no trong thời gian dài sau khi ăn và giúp bạn ăn ít hơn. Khi bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn 50g chất xơ mỗi ngày, lượng đường huyết trong máu của bạn có khả năng giảm xuống.

Chế độ ăn này tốn ít chi phí. Thịt, gia cầm và cá thường là những thực phẩm đắt tiền nhất mà chúng ta hay ăn.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 2. Chế độ ăn thuần chay cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ này còn được gọi là chế độ ăn chay hoàn toàn. Những người thực hiện theo chế độ này không ăn bất kì loại thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt nào.

Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể chọn kiểu ăn kiểu này, trong đó các loại thực phẩm từ thực vật vô cùng đa dạng. Việc ăn các sản phẩm từ đậu và hỗn hợp rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp rất nhiều protein và các dưỡng chất quan trọng khác. Vấn đề đáng lo nhất của nhóm này đó là khả năng bị thiếu vitamin B12, do đó bạn cần phải cung cấp bổ sung B12 hoặc bổ sung nhiều loại vitamin cùng lúc.

 

Thực đơn cho người tiểu đường ăn chay giúp bổ sung đủ chất

 1. Chế độ ăn chay dành cho người bệnh tiểu đường phải đáp ứng các tiêu chí:

  • Có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để giảm thiểu khả năng giảm thiểu biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không dùng bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc động vật nào như thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt heo, cá; hạn chế sản phẩm đường sữa và trứng. Toàn bộ protein trong thực đơn chay sẽ được thay bằng các loại đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả.
  • Những thực phẩm trong chế độ ăn chay của người tiểu đường phải chỉ số đường huyết thấp tránh nguy cơ tăng đường huyết khi sử dụng.
  • Không sử dụng các loại bơ, dầu ăn có nguồn gốc từ động vật mà thay bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu mè…
  • Hạn chế số lượng cơm ăn vào mỗi ngày, để không bị đói có thể dùng thêm các loại ngũ cốc như: gạo lứt, yến mạch…
Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu gạo nếp cẩm là gì và công dụng của chúng đối với sức khỏe

 2. Dưới đây là các món chay rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường và hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt

  • Canh sắn dây nấu đậu đỏ: Món canh chay có tác dụng nhuận trường, giảm huyết áp, hạ mỡ máu, kiểm soát đường huyết… Ăn món này thường xuyên sẽ giúp người bệnh tiểu đường thanh nhiệt, giải độc và giảm đường huyết.
  • Canh bí đỏ nấu đậu: Bí đỏ có hàm lượng đường cũng như nhiệt lượng thấp nên giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng tiểu đường như: bệnh tim mạch, táo bón, võng mạc mắt…
  • Canh la hán quả nấu củ sen, sơn dược: Đây là món ăn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, giảm đường huyết nên cũng tốt với sức khỏe người bệnh tiểu đường.
  • Canh cà chua bi nấu nấm rơm: Canh này cung cấp hàm lượng vitamin C cao để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao khả năng miễn dịch và làm chậm quá trình hấp thu hydratcarbon nên là món ăn tốt cho việc kiểm soát đường huyết.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

 

Các tìm kiếm liên quan đến thực đơn cho người tiểu đường

  • xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
  • thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
  • thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp
  • thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2
  • bữa sáng cho người tiểu đường
  • thức ăn dành cho người tiểu đường
  • chế độ ăn cho người tiểu đường type 2
  • chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.