Gạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm
Bạn đã từng được thưởng thức món ăn từ gạo nếp cẩm (nếp than), bạn thích thú với vị đậm đà của món ăn này? Gạo với nếp cẩm không những ngon mà còn có công dụng tuyệt vời mà bạn không ngờ tới.
Nếp cẩm, món ăn không xa lạ gì đối với người Việt. Những món ăn từ nếp cẩm mang đến nhiều tác dụng sức khỏe cho con người. Một trong số đó nó có tác dụng to lớn trong việc trị ung thư và giúp làm đẹp. Bạn đã biết sử dụng nếp cẩm chưa? Hãy cùng HITA đi khám phá thực phẩm vàng này nhé!
1. Gạo nếp cẩm là gì?
Gạo nếp cẩm hay còn gọi là nếp than, có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks. Đây là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Nếp cẩm không những thơm ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Bạn sẽ bắt gặp những món ăn khá độc đáo từ gạo nếp cẩm như: xôi, bánh, chè,..
2. Tác dụng của gạo nếp cẩm
Ngày nay, nếp cẩm được nhiều người tin dùng bởi công dụng tuyệt vời của nó. Với tính ẩm, vị ngọt nếp cẩm được dùng để chữa: tiêu khát, những người hay ra mồ hôi trộm, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, những bệnh về tá tràng hay viêm loét dạ dày.
Một số nghiên cứu đã chứng minh chất oxy hóa trong nếp cẩm giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa sự phá hủy của các ADN, có tác dụng hiệu quả trong việc phòng chống ung thư.
Ngoài ra, màu đen sẫm của nếp cẩm khi nấu sẽ biến thành màu tím sẫm, chứa nhiều loại amino acid và các khoáng chất.
Nếp cẩm còn được dùng nấu rượu nếp, uống lượng vừa phải sẽ giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh huyết áp.
– Nếp cẩm – món ăn giàu dinh dưỡng
Nếp cẩm được mệnh danh là “Bổ huyết mễ”, bởi loại gạo nếp cẩm có nguồn dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong nếp cẩm cao hơn các loại gạo khác đến 6,8%, chất béo cao hơn khoảng 20% . Tuyệt vời nữa là trong nếp cẩm có tới 8 loại acid amin cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết và carotene hữu ích cho cơ thể.
Vì thế, thực phẩm này hứa hẹn mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người thể trạng suy kiệt, người gầy.
– Nếp cẩm rất tốt cho tim mạch
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong men gạo nếp có nhiều hoạt chất lovastatin và ergosterol. Đây là 2 thành phần chính hạn chế tai biến tim mạch và thúc đẩy quá trình tái tạo mạch máu.
Điều quý hơn là những loại thuốc chế tạo từ men nếp cẩm dùng chữa bệnh tim mạch không gây ra phản ứng phụ như mẩn ngứa, buồn nôn, dị ứng… Chính vì thế, nó mang đến cho bệnh nhân hiệu quả tốt nhất.
– Nếp cẩm có tác dụng làm đẹp
Bạn có biết lớp màng đen bao quanh hạt nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Rượu nếp cẩm khi lên men còn chứa nhiều vi chất có lợi và một số nhóm vitamin B. Nhờ vậy mà nếp cẩm được sử dụng để làm đẹp như giúp làm ẩm và tái tạo làn da hiệu quả.
Cách làm khá đơn giản: Rượu nếp cẩm bạn giã nhuyễn làm mặt nạ, dùng mặt nạ này đắp 15 phút rồi rửa sạch mặt mỗi tối. Bạn cũng có thể làm mặt nạ bằng nếp cẩm kết hợp sữa và trứng gà. Nếu bạn thường xuyên sử dụng mặt nạ này đảm bảo làn da sẽ trắng mịn trông thấy.
Một số cách chế biến món ăn ngon từ gạo nếp cẩm
Rất nhiều người trong chúng ta đã từng sử dụng những món ăn ngon chế biến từ gạo nếp cẩm. Vậy các bạn có biết lợi ích to lớn mà nếp cẩm mang lại cho sức khỏe con người?
Nếp cẩm (còn gọi là gạo đen) có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, còn gọi là nếp than. Ở nước ta, nếp than có tới 2 loại: than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm.
Ở Trung Quốc cổ đại, món này chỉ được phục vụ cho nhà cầm quyền cao nhất là các Hoàng đế. Nếu bị bắt khi đang ăn cơm gạo đen, thì sẽ phải chịu tội chết. Do đó loại thực phẩm này được coi là “Gạo Cấm” lúc bấy giờ.
Y học cổ truyền gọi là bổ huyết mễ cho rằng, loại gạo này có tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt món này đúng như tên gọi, là vị thuốc bổ huyết cực tốt.
Ngày này, các nhà dinh dưỡng coi gạo nếp cẩm chính là một siêu thực phẩm tuyệt vời. Lý do là sản phẩm này có hàm lượng đường thấp, giàu chất xơ, các acid amin, vitamin, nhiều khoáng chất, cũng chứa những chất chống bệnh tim mạch và ung thư.
1. Rượu nếp than (nếp cẩm)
- Chọn nếp có màu tím đỏ khoảng 1kg.
- Cho xôi đã trộn men (cần dùng men mới và ngon) vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ.
- Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt.
- Để trong 15 – 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng… là uống được.
- Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.
Người ta hay nói rượu cẩm hạ thổ bách nhật chính là rượu nếp làm bằng nếp than chôn dưới đất 100 ngày.
2. Cơm nếp cẩm
- Ngâm 1 kg gạo nếp cẩm qua đêm cho mềm.
- Cho nước ngang bằng với mức gạo nấu cho cơm chín mềm thì rải đều ra mâm cho nguội.
- Trộn đều 50 g men với cơm đã nguội.
- Cho vào miếng giấy bạc gói lại. Để bát con vào trong nồi, đặt gói cơm lên trên, đậy kín nắp nồi.
- Ủ trong thời gian 2 ngày là có thể sử dụng.
- Lúc này, cơm sẽ tiết ra nhiều nước, thơm
- phức mùi rượu, khi ăn có vị ngọt hơi cay.
3. Sữa chua nếp cẩm
- Nếp cẩm 0,5kg ngâm qua đêm cho mềm.
- Cho cả gạo và nước vào đun như nấu cháo, sau đó cho ½ lon nước cốt dừa vào đun.
- Sản phẩm gần giống cháo đặc.
- Hết nước lại cho thêm nước vào đun cho đến khi nhừ (trong lúc đun cho thêm một ít muối vào nhanh nhừ hơn).
- Cho đường vào cho vừa vị rồi bắc xuống ngay. Để nguội là có thể sử dụng.
Khi ăn, lấy vài thìa nếp cẩm cho vào cốc cùng với một hộp sữa chua, có thể kèm với đá xay. Đây là một đồ ăn bổ dưỡng, mát lành trong những ngày hè. Món ăn này nên sử dụng sau khi ăn cơm, sẽ giúp tiêu hóa tốt.
Sự khác nhau giữa gạo nếp cẩm và gạo nếp than
Gạo Nếp cẩm và Gạo nếp than có rất nhiều điểm chung nên nhiều người thường nhầm lẫn. Chúng đều nổi tiếng bởi sự thơm ngon và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Đây là hai loại gạo truyền thống của người dân Việt Nam.
Cả hai loại đều có những khả năng như ngăn ngừa ung thư; hạn chế bệnh tim mạch; tăng khả năng tiêu hóa, làm đẹp da …..
Gạo nếp cẩm và gạo nếp than mang lại những giá trị dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe; tuy nhiên; bạn chú ý khi dùng nếp cẩm nên kết hợp cũng một số loại thực phẩm như rau xanh; trái cây; thịt nạc sẽ kích thích tiêu hóa và giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ dễ dàng hơn.
1. Nơi trồng hai loại gạo
Gạo nếp cẩm được trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc mà chủ yếu là vùng Điện Biên. Còn gạo nếp Than thì được trồng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long như Long An; Sóc Trăng ….Hai nơi này có địa lý; thổ nhưỡng khác nhau nên hai loại cây có sự khác nhau về sinh trưởng, dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của mỗi loại lúa nếp.
2. Hình dáng của hai loại gạo
– Hạt gạo nếp cẩm: hạt nếp căng tròn có màu tím sẫm, bụng màu vàng nhạt, hình dáng to tròn.
– Còn hạt gạo nếp than có màu đen hơn – gần như đen kín cả hạt gạo. hạt dài, dẹt hơn.
Chính vì được trồng trên các thửa ruộng bậc thang bởi đồng bào dân tộc miền núi phía Tây bắc với thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt của nơi đây vào vụ hè thu 1 ngày khí hậu có 4 mùa: Ban đêm tiết trời se lạnh, sương mù vào sáng sớm mai và ánh nắng vàng rực rỡ khi mặt trời lên cao đã tạo nên chất lượng gạo nếp cẩm vượt trội với nếp than. Nếp cẩm giàu chất dinh dưỡng hơn, gạo khi nấu thành xôi cũng mềm và dẻo hơn hẳn so với nếp than.
Không thể phủ nhận rằng, cả nếp cẩm và nếp than đều là những loại gạo rất ngon, tốt cho sức khỏe và có hương vị khá tương đồng nên đôi khi khiến nhiều người nhầm lẫn.
7 công dụng không ngờ của gạo rang nếp cẩm đối với sức khỏe
Nếp cẩm là một loại gạo có thành phần dinh dưỡng cao; so với các loại gạo khác, nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Không chỉ thế, nó còn chứa tới 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết… Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của gạo nếp cẩm đối với sức khỏe:
1. Bảo vệ tim mạch
Theo các nghiên cứu gạo với nếp cẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bảo vệ động mạch ngăn chặn các cơn đau tim đột quỵ. Các chất phytochemical trong món này cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể.
2. Giải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng
Lý do vì trong gạo với nếp cẩm có thành phần dinh dưỡng rất cao, giúp làm sạch gan, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể. Đặc biệt là chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ quá trình giải độc, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm.
3. Giúp ngăn ngừa tiểu đường
Giá trị dinh dưỡng từ gạo nếp cẩm đáng để được nhắc đến khi nó có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Chất xơ từ hạt gạo có thể giúp glucose (đường) từ hạt được cơ thể hấp thụ trong một khoảng thời gian dài hơn.
4. Bảo vệ tốt hệ tiêu hóa
Vì có chứa chất xơ từ đó ngăn ngừa táo bón đầy hơi và các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa khác. Không chỉ tốt cho những đối tượng giảm cân với những bệnh nhân mắc bệnh đường ruột, chúng cũng là một bài thuốc hiệu quả.
5. Ngăn chặn bệnh béo phì
Các chất dinh dưỡng trong gạo nếp cẩm đảm bảo ổn định năng lượng cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, nó có tác dụng kháng insulin từ đó ngăn chặn nguy cơ béo phì.
6. Tác dụng làm đẹp
Lớp màng đen bên ngoài của nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu nếp cẩm lên men còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều vi chất có lợi khác. Vì thế, loại gạo này còn được sử dụng với mục đích làm đẹp, giúp làm ẩm và phục hồi làn da một cách hiệu quả.
7. Tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong nếp cẩm có chứa protein, canxi, phốt, sắt, kẽm… và một nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục thường không có trong các loại nếp khác. Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt. Ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến gạo nếp cẩm
- cách sử dụng gạo nếp cẩm
- gạo nếp cẩm rang lên uống có tốt không
- gạo nếp cẩm giá bao nhiêu
- uống nước gạo nếp cẩm rang có tác dụng gì
- gạo nếp cẩm rang nấu nước uống
- gạo nếp cẩm giả
- gạo nếp cẩm chữa xương khớp
- gạo nếp cẩm trồng ở đâu
News Thông tin cà phê
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Colombia
ContentsGạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm 1. Gạo ...
News Thông tin cà phê
Cà Phê Papua New Guinea – Hương vị bí ẩn từ Châu Đại Dương
ContentsGạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm 1. Gạo ...
Thông tin cà phê News
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Ethiopia
ContentsGạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm 1. Gạo ...
Tin tức Nổi bật Specialty Coffee Thông tin cà phê
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết. Bạn là Barista theo ...
News Thông tin cà phê
Arabica và Robusta: Sự khác biệt về hương vị
ContentsGạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm 1. Gạo ...
News Thông tin cà phê
Cảm quan về các hạt cà phê trên thế giới
ContentsGạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm 1. Gạo ...
News Thông tin cà phê
Vòng tròn hương vị cà phê – Coffee Taster’s Flavor Wheel
ContentsGạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm 1. Gạo ...
Thông tin cà phê
Lịch sử cảm quan của ngành cà phê
ContentsGạo nếp cẩm là gì? Tác dụng và cách chế biến gạo nếp cẩm 1. Gạo ...