Tổng quan về trà Thiết Quan Âm Thanh Hương

Thiết Quan Âm Thanh Hương cơ chế lên men một phần rất ít so với hai loại Nùng Hương và Trần Hương), thanh hương có màu nước rất xanh và đẹp, với hương thơm mạnh mẽ, tính mát, đây cũng là loại trà thiết quan âm chiếm phần lớn trên thị trường hiện này.  Để chế biến thanh hương thì những lá chè cần được lựa chọn rất kỹ lưỡng, với những chiếc lá khỏe mạnh, xanh tốt, đây chính là điểm quyết định quan trọng để tạo ra hương thơm cho trà mùi hoa tự nhiên, chính vì thế mà mỗi lá trà được tìm hái và lựa chọn rất kỹ càng. Khi pha trà nước có màu xanh, không sủi bọt, mùi và hương vị toát lên thanh khiết, thơm ngon, rất thích hợp để thưởng thức và đây cũng chính là điểm được người dùng đánh giá cao về thanh hương.

trà thiết quan âm thanh hương

Trà Thiết Quan Âm Thanh Hương có hương vị thơm tinh khiết

Trà Thanh Hương phù hợp với người có khẩu vị uống trà nhẹ, thích nhấm nháp thưởng thức hương thơm thanh khiết. Với % lên men nhẹ nhất trong các danh trà thiết quan âm, vì thế khi pha, cần sử dụng nước ở nhiệt độ thấp hơn (80 °C – 85 °C) và thời gian ủ trà cũng ngắn hơn, thông thường thanh hương có thể pha từ 3 đến 8 nước, tùy vào chất lượng trà khâu trọn lọc lá) quyết định thanh hương thông thường được chia ra làm ba loại với chất lượng được phân cấp khác nhau, trong đó loại 1 có thể pha từ 6 đến 8 nước, loại 2 từ 3 đến 5 nước, loại 3 từ 2 đến 3 nước) ngoài ra còn chất lượng trà còn bị tác động bởi khâu sấy, làm lạnh và khâu tạo màu xanh cho trà.

các bước chế biến trà thiết quan âm thanh hương

Các bước sản xuất trà thiết quan âm thanh hương

Chọn và hái lá chè => phơi dưới ánh nắng mặt trời để lá được héo đi, tỉ lệ mất nước từ 8 đến 12 % => sau đó để nguội trong phòng có nhiệt độ 20 °C => tiếp đến là để lá chè trong các giỏ tre để lắc, quá trình này giúp cho lá trà lan tỏa đều phần nước còn lại => cho lá nghỉ, giai đoạn này giúp lá được mềm mại trở lại, cũng như giúp cho lá héo đi nhiều hơn, nước trong lá giờ chỉ còn 55 – 58 % => tiếp đến là cho lá trà vào để sấy => vò trà => cho trà vào bao để vò tạo hình dáng tròn như hạt đậu) => hong khô trong nhiệt độ là 20 °C giai đoạn sấy và hong khô trong nhiệt độ 20 °C được lặp lại 3 lần) => sàng lọc loại bỏ đi những vụn rơi ra từ lá chè => thành phẩm.

Có thể bạn quan tâm:  Ấm Thạch Biều: Nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất Biều

đặc tính của trà thiết quan âm thanh hương

Đặc tính của thiết quan âm thanh hương

Trà có hình tròn đầy đặn như hạt đậu, lá được cuộn lại chắc chắn và các lá trà được cuộn lại với kích thước đều đặn, khi nhìn vào trà có màu xanh lục, với đường gân rõ ràng. Khi pha trà sẽ xuất hiện hương vị thơm tự nhiên của hoa thanh khiết, màu sắc của nước trà là màu vàng kim tươi sáng, rõ ràng, lá bung ra giống như còn tươi, với độ dày, mềm và đều ngay ngắn, toát lên hương vị thuần khiết và tinh tế.

nguồn gốc của trà thiết quan âm thanh hương

Nguồn gốc của Trà Thiết Quan Âm Thanh Hương trà Ô Long Thanh Hương):

Thanh hương có mùi thơm dịu nhẹ, được xem là hương thơm đặc trưng của loại trà Ô Long. Trong thời kỳ hợp tác và giao lưu nông nghiệp giữa tỉnh Phúc Kiến và Đài Loan, vào năm 1990 tại An Khê doanh nghiệp kinh doanh về trà đầu tiên được thành lập do Đài Loan góp vốn. Cho đến cuối năm 2004, tổng cộng tại An Khê đã có hơn 25 doanh nghiệp kinh doanh trà các doanh nghiệp này cũng do Đài Loan góp vốn). Trước đó, các doanh nhân đài loan cũng đã đầu tư tại phúc kiến, nhưng theo mô hình cây nhà lá vườn, tự sản xuất và tự thu mua, bên cạnh việc thu mua và tiêu thụ trà đơn thuần, thì các doanh nghiệp này còn bán các loại máy móc liên quan, tổng cộng có hơn 50 doanh nghiệp như thế, mỗi doanh nghiệp này đều sở hữu sản phẩm trà Thiết Quan Âm Thanh Hương của riêng mình.

Sự khác nhau về hương vị giữa Thanh Hương Ô Long Thiết quan âm thanh hương) được sản xuất công nghiệp và Ô Long truyền thống.

Thiết Quan Âm Thanh hương có được sản xuất với công nghệ riêng biệt, chính vì thế mà vẻ bề ngoài cũng như hương vị của chúng không giống với trà Thiết Quan Âm sản xuất truyền thống. Như loại trà An Khê truyền thống của phúc kiến thì có đặc điểm là “lá xanh, mép lá có màu hơi nâu đỏ (hay màu nâu)”, trong khi đó thanh hương được sản xuất công nghiệp lại có đặc điểm là “3 xanh” đó là: “trà sau khi thành phẩm có màu xanh, nước trà sau khi pha có màu xanh và bã trà cũng có màu xanh”, cùng với đó là ngoại hình hình tròn như hạt đậu, độ cuộn tròn của lá rất chắc chắn, vì thế thường được gọi là trà hạt đậu, mùi thơm dịu nhẹ và kéo dài, nước trà xanh đến tận đáy cốc, uống vào có vị hơi đắng nhưng sau lại ngọt nhẹ, bã trà mềm mại.

Như loại trà Ô long thượng hạng, thì vẻ bề ngoài có hình tròn, lá trà cuộn lại rất chắc, có màu xanh đậm và sáng, hương thơm dịu nhẹ và thoang thoảng quanh mũi, vị trà rất tươi mới, uống vô miệng có hương vị đậm đà, nước trà có màu vàng và trong. Đặc điểm của một số loại trà Ô Long được làm theo công nghệ truyền thống trong đó bao gồm vũ di nham trà, Thủy tiên trà ở bắc phúc kiến, phong hoàng đơn trà, thiết quan âm an khê…

vũ di nham trà

Vũ di nham trà thơm ngon nổi tiếng

Vũ di nham trà: Vũ di nham trà có vẻ bề ngoài thô, gắn kết chặt chẽ, đều đặn và ngay ngắn và có màu xanh nâu nhờn thường được gọi là bảo quang trên mặt của lá trà có các đốm cát trắng tựa nhìn như da ếch, vì thế người dùng hay gọi là trà lưng ếch, nước trong, không mang theo vị đắng chát rõ ràng, sau khi uống vào miệng có vị hơi đắng nhưng sẽ ngọt hậu, mặc dù nếu có pha trà này với nồng độ đậm nhưng khi uống cũng sẽ không cảm thấy vị quá đắng chát. Vũ di nham trà được ca tụng là loại trà “ nham cốt hoa hương ” ý nói đến loại trà thơm ngon, mang trong mình mùi thơm của hoa), thường được gọi là “nham vận” ý nói đến loại trà phong nhã, ý nhị), nước trà có màu vàng cam hoặc màu vàng tươi ánh kim rất rõ ràng và đẹp, bã trà có màu vàng nâu mềm mại.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về trà Long Tỉnh

Thủy tiên trà ở bắc phúc kiến

Thủy tiên trà bắc phúc kiến “ba đỏ bảy xanh” thơm ngon ấn tượng

Thủy tiên trà bắc phúc kiến: lá trà được se lại rất chặt chẽ, màu của lá trà được miêu tả là “ba đỏ bảy màu xanh” chúng ta có thể gọi là màu xanh nâu đỏ), hương thơm ngào ngạt, được nhận định như mùi thơm của hoa phong lan, hương vị nồng hậu dịu ngọt, nước trà có màu vàng cam rõ ràng, bã trà có màu ba đỏ bảy xanh và mềm mại.

trà thiết quan âm an khê

Trà Thiết Quan Âm An Khê có âm vị tinh khiết với “7 lần pha mới hết hương”

Trà Thiết Quan Âm An Khê: Thiết quan âm an khê có lá trà xoăn, cong và được se lại có hình dáng tròn to,nặng, đều đặn, trà có màu xanh, nước trà khi pha ra có màu vàng kim, rõ ràng và trong suốt, lá của trà sau khi pha bã trà) rất dày, bóng, sự độc đáo đèn từ “âm vị ” bên trong. Trà có mùi hoa lan thơm tỏa ra rất mạnh mẽ thơm sực nức), vị nồng hậu ngọt ngào, tươi mới, vị lưu lại rất lâu, có câu nói về loại trà Thiết Quan Âm An Khê đó là “7 lần pha mới hết hương”.

trà thiết quan âm phượng hoàng đơn

Phượng hoàng đơn trà tư vị nồng hậu và tươi mới độc đáo

Phượng hoàng đơn trà: phong hoàng đơn có hình dạng lá thẳng, được se lại rất chặt, có màu xám hơi nâu bóng, được ví giống với da lươn, vị thơm rất mạnh, kéo dài, như mùi hương hoa tự nhiên, vị trà nồng hậu và tươi mới, nước trà có màu vàng rõ ràng và trong suốt, bã trà tươi non mềm mại, bên cạnh lá có màu nâu hồng, khi uống sẽ cảm nhận thấy hương vị độc đáo, sau khi uống sẽ cảm thấy vị ngọt, có thể pha nhiều nước.

quy trình sản xuất trà thiết quan âm thanh hương

Quy trình sản xuất Thiết Quan Âm Thanh Hương và Nùng Hương

Nùng hương và Thanh hương có phương pháp gia công lá trà là không giống nhau, chính vì thế khi cho ra thành phầm sẽ có những mùi vị mang tính đặc trưng. Phương pháp chế biến của trà Ô Long là sự kết hợp ưu điểm của hai phương pháp chế biến trà xanh và hồng trà, trải qua quá trình lên men và sao khô tạo ra sản phẩm có hương thơm của hoa và quả, công đoạn này có thể là “chế tạo hương”, yếu tố ảnh hưởng đến “chế tạo hương” bao gồm: tạo màu xanh, vò và sấy khô.

Công đoạn tạo màu xanh cho trà Nùng Hương và Thanh Hương đều phải cần phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng đối với Nùng hương thì cần phải sấy qua cả hai chế độ lửa khác nhau, đó là ban đầu cần phải sấy nhanh với lửa ở nhiệt độ cao, để tạo ra hương vị thuần túy, hương thơm thanh khiết và tạo màu cho trà. Sau đó là sử dụng lửa ở mức thấp nhưng thời gian sấy kéo dài, bước này để tạo ra chất lượng nước trà, mà còn giúp nâng cao hương vị thuần túy, vị của trà cũng ngon hơn và tác dụng của trà tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Quy trình sản xuất trà Thiết Quan Âm ở An Khê

ánh nắng luôn quan trong trong chế biến trà thiết quan âm thanh hương

Trong chế biến trà thiết quan âm luôn cần có ánh nắng

Đối với trà Thanh Hương thì có công đoạn tạo màu xanh phức tạp hơn, nếu như không được phơi đủ dưới ánh nắng thì hương thơm của trà rất khó để bật ra, quà trình phơi dưới ánh nắng để lá trà héo đi phải ở mức độ vừa phải, tỷ lệ mất nước rơi vào khoảng từ 8 % đến 12 % là thích hợp. Sau mỗi lần sấy bằng máy thì trà cần phải được để nguội ở ngoài không khí, quá trình này lập đi lập lại 3 lần, trong phòng có nhiệt độ là 20 °C, độ ẩm khoản 70 %. Còn đối với trà Nùng Hương thì quá trình sấy và để nguội ngoài không khí từ 8 đến 10 lần, tiêu tốn 6 đến 8 giờ, với nhiệt độ của phòng là 24 đến 26 °C, độ ẩm khoảng 80 % đến 85 %, nếu nhiệt độ phòng là 20 °C °C nhất định phải tăng nhiệt độ lên mới được.

Khâu vò se) trà là khâu chế biến để tạo hình rất quan trọng của trà Thanh Hương, bởi loại trà này xoay quanh việc đảm bảo được màu xanh của lá, nước trà đẹp, và hình dáng cũng thật bắt mắt, với hình dạng bên ngoài nhìn như hạt đậu, đường nét mịn màng hơn, không thô nhưng các loại trà Ô Long truyền thông hay Nùng Hương. Thanh Hương được đánh giá cao bởi vẻ đẹp bên ngoài màu xanh lục của lá, hình dáng tròn trịa mịn màng, và nước cũng có màu xanh vàng đẹp mắt).

Sấy khô: Sấy khô là công đoạn cuối của quá trình làm ra loại ra trà này, đối với cả trà Ô Long truyền thống thì công đoạn sấy giúp cho trà đạt đến độ ráo nhất định. Với trà Thanh Hương thì quá trình sấy cần phải chậm và đều, để hương vị thành phẩm như được dấu đi, bổ sung thêm cho quá trình tạo màu xanh cho trà, thúc đẩy hương thơm của trà, với vị ngọt nhẹ, quá trình này được gọi là “công nghệ sấy khô đưa hương”.

hương vị than trong trà thiết quan âm truyền thống

Trong trà thiết quan âm truyền thống thường có hương thơm của than củi

Thiết Quan Âm Lô Châu (nùng hương) được sao bằng than củi, đây chính là phương pháp chế biến theo truyền thống, chính vì thế sẽ có chút ươm đượm của hương thơm của than củi, còn Thiết Quan Âm Thanh Hương thường được sử dụng sao bằng hệ thống máy móc, áp dụng điện để sinh ra nhiệt, khi trà được sao xong vẫn giữa được màu xanh, nước trà pha ra cũng xanh chính vì vậy mà thiết quan âm thanh hương vẫn được ghép vào là loại trà xanh với hương vị thơm ngon. Thiết Quan Âm Nùng hương được chia làm 4 loại trong đó có ” loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4″ và Thiết Quan Âm Thanh Hương cũng được chia làm 4 loại trong đó có ” loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3″.

Bài gốc: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.