Cách nấu gạo lứt đơn giản bằng nồi cơm điện

Có rất nhiều cách nấu gạo lứt khác nhau, thông thường mọi người khuyên bạn nên dùng nồi áp suất để nấu. Nhưng nhiều người lại thắc mắc dùng nồi cơm điện bình thường không có được cơm lứt ngon hay sao?

cách nấu gạo lứt

Hình minh họa: cách nấu gạo lứt

Bạn hoàn toàn có được cơm gạo lứt ngon như nấu với nồi áp suất nhé! Không chỉ đơn giản mà còn vô cùng nhanh nữa!

 1. Bạn cần:

Gạo lứt + Nước theo tỷ lệ 1:1.5

Muối – 1/4 thìa cà phê (với 1 cup gạo)

Mơ muối, rong biển Kombu, nghệ, các loại đậu đỗ (Nếu muốn)

 2. Nấu bằng nồi cơm điện

#1 Bạn nên ngâm gạo trước khi nấu: Gạo nên được ngâm trước khi nấu khoảng 8 tiếng (có thể ngâm qua đêm) thì gạo dễ chín, dễ tiêu hơn. Khi nấu gạo đã ngâm trước thì bạn giảm lượng nước đi.

#2 Cơm sẽ có hương vị hơn nếu bạn thêm 1 trái mơ muối, 1 tấm rong biển nhỏ, 1 chút ít nghệ hoặc nấu cùng các loại đậu đỗ (đỗ lăng, đỗ gà, đỗ đỏ, đỗ đen), tính axit trong gạo cũng giảm đi. Nếu bạn nấu cùng đậu đỗ thì nên ngâm đậu trước khi nấu và thêm 1 tấm rong biển Kombu nhỏ nấu cùng để đậu dễ chín và mềm hơn. Lượng đậu đỗ nấu cùng là 20-25% lượng gạo.

#3 Nấu bằng nồi cơm điện thế nào?

– Nếu bạn không có thời gian ngâm gạo bạn có thể bỏ qua bước ngâm gạo. Vo nhẹ gạo trước khi nấu để bỏ bụi bẩn cùng trấu lẫn. Cho gạo, muối cùng lượng nước đã đong vào nồi cơm điện. Nấu ở chế độ COOK.

– Khi thấy cơm bắt đầu sôi thì bạn rút nguồn điện (ngưng hoạt động).

– Sau 30 phút – 1giờ bạn cắm lại nguồn điện và tiếp tục nấu ở chế độ COOK. Khi nồi chuyển sang chế độ WARM, bạn giữ ấm thêm 20 -30 phút là cơm đã chín rồi đó!

Hướng dẫn cách nấu gạo lứt thơm ngon, dẻo mềm, dễ ăn

1. Nấu cơm gạo lứt với nồi đất

cách nấu gạo lứt

Hình minh họa: cách nấu gạo lứt

Nguyên liệu:

  • 1 lon gạo lứt
  • 2 lon nước lã
  • ¼ muỗng cafe muối

Chuẩn bị một cái nồi (nồi gì cũng được, nhưng nồi đất thì tốt nhất; nên dùng nồi có sức chứa lớn hơn lượng cơm muốn nấu để tạo nhiều hơi ép cho cơm mềm ngon); 1 miếng vải dày (có thể dùng vải bao bột mì) rộng gấp 2-4 lần miệng nồi, hoặc vài miếng lá chuối; 1 tấm thiếc mỏng kê nồi; 1-2 viên đá(hoặc gạch) nặng.

Đãi gạo và ngâm nước 1 giờ rưỡi đến 2 giờ thì vớt ra. Thêm nước sạch vào nước đã ngâm cho đủ 2 lon đổ vào nồi, đậy vung, đun lửa lớn cho nhanh sôi. Bỏ gạo vào, dùng đũa cả khuấy đều rồi đậy vung lại, để sôi lại độ 10 phút. Mở vung, nêm muối dùng đũa cả khuấy đều đảo nhẹ. Đậy vung, bớt lửa để sôi riu riu độ 20 phút cơm cạn nước.

Có thể bạn quan tâm:  Quả Óc Chó Là Vua Các Loại Hạt Vì 12 Tác Dụng Này

Lấy miếng vải nhúng nước vắt ráo xếp hai hoặc bốn. Mở vung đặt miếng vải hoặc miếng lá chuối trùm kín miệng nồi; đậy vung lại cho khít, dằn đá ở trên và kê tấm thiếc dưới nôi (để phân tán nhiệt cho cơm khỏi dính nồi). Hạ nhỏ lửa hoặc để lửa than thật dịu khoãng 1 giờ cơm chín. Dùng giấy vụn hoặc rơm đốt cháy bừng dưới nồi vài phút rồi nhắc xuống. Mở vung, dùng đũa xới đều cơm rồi đậy lại để yên 5 phút trước khi xới ra ăn.

Có thể nấu một lần cho nhiều bữa. Dùng rỗ thưa hoặc lồng bàn đậy cơm thừa cho thoáng không hỏng. Muốn hâm cơm nóng lại thì dùng đũa để một lỗ lớn cỡ ngón tay ở giữa mặt cơm xuống tân đáy nồi, rót vào một ít nước vào lỗ, đậy vung, đun lửa vừa. Khi có hơi bốc lên, lấy đũa cả xới cơm cho hơi lên đều rồi ém cơm xuống. Để lửa nhỏ thêm 10- 15 phút cơm sẽ mềm ngon.

2. Cơm lứt nấu nồi áp suất, nồi điện

– Nấu gạo lứt bằng nồi áp suất

Nguyên liệu:

  • 1 lon gạo lứt
  • 1 ½ lon nước
  • ¼ muỗng café muối

cách nấu gạo lứt

Hình minh họa: cách nấu gạo lứt

Đãi gạo xong, bỏ hết các thứ vào nồi, đậy nắp, đun lửa lớn cho áp suất (hơi ép) nhanh lên đủ (núm đậy lỗ thông hơi trên nắp lúc xì hơi). Kê tấm thiếc dưới nồi, hạ nhỏ lửa để sôi riu riu độ 45 phút cơm chín. Nhấc nồi xuống để một lúc cho áp suất hạ xuống. Để cho nguội hết hơi rồi dùng đũa cả (nhúng qua nước lạnh cho khỏi dính cơm) xới ra đảo đều.

– Nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Hình minh họa: cách nấu gạo lứt

Bỏ 1 phần gạo lứt (đã đãi và ngâm), 2 phần rưỡi nước và ¼ muỗng café muối vào nồi, đậy nắp và bật điện lên nấu chế độ “hầm”  đến khi cơm chín.

3. Các cách khác:

Cho gạo vào nồi cơm lõi sứ để nấu khoãng 2.5 giờ sẽ có cơm mềm ngon, dù là loại gạo nào và kể cả có nhiều loại đậu đỗ cứng, mùi vị cũng được đảm bảo.

Nếu có nồi ủ, chỉ cần đun trên bếp 15 phút, sau đó nhấc ra cho vào nồi ủ khoãng 2 tiếng là có cơm ngon, mềm. Không cần phải trông, đến bữa là có cơm nóng ngay và cũng rất tiết kiệm điện, ga, lửa…

Một cách nấu đặc biệt khác là  bỏ gạo vào một cái thố sứ đã được đậỵ nắp kín hấp cách thủy. Loại này có thể dùng trên cả bếp ga, bếp củi và nồi áp suất cho ra một nồi cơm rất thú vị và bắt mắt, nhưng kiểu nấu cơm này rất công phu và mất thời gian.

Dù nấu cơm theo kiểu nào, sau khi nấu xong bạn cũng nên ăn với tâm tĩnh lặng thư thái, nhai kỹ và cảm nhận hương vị ngọt ngào từ loại gạo kì diệu này.

Các công dụng của gạo lứt | Ai ai cũng phải lưu ngay

Với phong trào thực dưỡng, ăn kiêng, gạo lứt đã trở thành một loại ngũ cốc được nhiều người tin dùng. Nhiều người còn truyền tai nhau những tác dụng “kinh điển” của gạo lứt từ giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí trị được bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư.

Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn.

Gạo lứt tốt hơn cho bạn so với gạo trắng – hầu hết chúng ta biết điều đó! Nhưng đa số người tiêu dùng thường chọn gạo trắng hơn gạo lứt vì sự khác biệt bên ngoài. Trong khi thực sự gạo trắng ăn ngon hơn gạo lứt, mặc dù không có nghĩa đó là sự thay thế có lợi cho sức khỏe hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu một số cách nấu trà bồ công anh đơn giản

Gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kĩ. Bởi vậy, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn. Loại ngũ cốc này cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.

Những người không nên ăn gạo lứt thường xuyên

Ăn nhiều gạo lứt có tốt không? Chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.

Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.

 1. Người có chức năng tiêu hóa kém hay người có bệnh về tiêu hóa:

Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn gạo trắng nên cũng khó tiêu hóa hơn. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn nhiều gạo lứt cũng như bắt dạ dày phải làm việc vất vả hơn vậy. Những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa nếu ăn nhiều gạo lứt dễ gây giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày. Tốt nhất đối tượng này chỉ nên ăn gạo trắng.

 2. Người thiếu hụt Canxi, sắt:

Trong gạo lứt có chứa Axit phytic, chất này kết hợp với các chất khoáng tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc hấp thu của cơ thể. Vậy nên với những người thiếu hụt Canxi, sắt thì không nên ăn nhiều gạo lứt mà nên kết hợp các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt cá, uống sữa,…

 3. Người có khả năng miễn dịch kém:

Nạp hơn 50gr chất xơ mỗi ngày sẽ cản trở việc hấp thụ Protein, tỉ lệ thu nạp chất béo giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bạn. Vậy nên với người có hệ miễn dịch yếu, không nên ăn nhiều gạo lứt mà hãy chọn những thực phẩm nhiều dưỡng chất nhé.

 4. Người hoạt động thể lực nặng:

Những loại lương thực thô như gạo lứt có giá trị dinh dưỡng thấp, thiếu chất đạm và chất béo, cung cấp ít năng lượng nên không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và năng lượng nếu bạn là người thường xuyên hoạt động thể lực nhé.

 5. Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì:

Đây là giai đoạn cơ thể có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, ngoài ra còn có sự hoạt động mạnh của các Hormone. Ăn gạo lứt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, ngoài ra lượng chất xơ nhiều của gạo lứt còn cản trở hấp thụ và sử dụng một số chất, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.

 6. Người cao tuổi và trẻ nhỏ:

Do chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa của người cao tuổi đã suy yếu, ăn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như gạo lứt tạo gánh nặng lớn lên dạ dày, gây khó tiêu. Hãy chọn những loại thực phẩm nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa.

Tổng hợp các món cháo gạo lứt ngon bổ dưỡng nhất

Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu Vitamin và nguyên tố vi lượng, ngoài ra còn có hàm lượng chất xơ cao.

Vì vậy món cháo gạo lứt là một trong các món cháo ngon bổ dưỡng với nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng như: Cung cấp complex carbonhydrate, lipit, gluxit, chất xơ, khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9, được sử dụng để thay thế thực phẩm chức năng,… Cách nấu cháo gạo lứt cũng rất đơn giản, đặc biệt phù hợp ăn trong những ngày rằm, mồng một hay bất cứ khi nào bạn muốn.

Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng, ngọt thanh

 1. Cách nấu gạo lứt cháo dành cho người giảm cân

Để thực hiện nấu món cháo gạo lứt dành cho những ai muốn giảm béo thì trước hết chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu như: 200 gam gạo lứt, 50 gam mè trắng, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 1 cây boa rô, 100 gam nấm rơm, nước tương, dầu hào, dầu mè, gia vị khác.

cách nấu gạo lứt

  • Cách nấu cháo gạo lứt dành cho người giảm cân:

+ Bước 1: Đun sôi một chút dầu ăn trên chảo nóng rồi cho gạo lứt vào rang chừng 10 phút. Sau đó trút gạo lứt và nồi nước đang sôi (khoảng 1 lít), vặn lửa nhỏ để hầm. Đây là cách nấu cháo gạo lứt ngon, giúp cháo mau chín mềm và thơm hơn.

+ Bước 2: Củ cải, cà rốt gọt vỏ, cắt hạt lựu. Boa rô lặt bỏ gốc rễ, lá xanh rồi bào mỏng phần thân trắng. Nấm rơm sau khi ngâm trong nước muối và rửa sạch thì cũng đem bỏ chân, cắt hạt lựu.

+ Bước 3: Mè rang đến khi chín có mùi thơm thì tắt bếp, trộn với một chút muối.

+ Bước 4: Bắc chảo lên bếp với dầu mè, phi bô roa cho vàng. Tiếp đến, bạn cho cà rốt, củ cải, nấm rơm vào, nêm nước tương, hạt nêm chay và gia vị khác nếu muốn. Bạn xào hỗn hợp trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, trút hết vào nồi cháo, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

+ Bước 5: Nấu cháo thêm chừng 10 phút nữa rồi tắt bếp. Cháo múc ra tô, trang trí thêm rau ngò cho đẹp mắt. Vậy là chỉ 5 bước chúng ta đã hoàn thành món cháo ngon từ gạo lứt dành cho các bạn muốn giảm cân rồi đấy.

 2. Cách nấu gạo lứt cháo dành cho trẻ biếng ăn

Món này rất tốt cho nhưng người yếu dạ dày và chán ăn. Ăn với củ cải làm thành cala thầu dầm trong nước tương lâu năm hoặc ăn với Miso, muối vừng, trám ngâm tương, vv… Có thể nẫu lẫn với kê, rất tốt cho người bệnh muốn dương hóa cơ thể nhanh. Hãy xem qua một số cách nấu món cháo dành cho trẻ biếng ăn dưới đây.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

  • Hồ cháo gạo lứt đỏ:

Cháo gạo lứt nấu nhừ xong bỏ ra ken qua rây hoặc khăn vải màn thưa thành một thứ đồ sáng ngon bổ dưỡng, rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể lâu ngày hay mới ốm dạy vì nó cực kỳ dễ tiêu hóa và rất dễ ăn.

  • Cháo gạo lứt rang:

Rang vàng gạo lứt rồi nấu cháo. Rất tốt cho người mới nhịn ăn xong, hoặc những người bị ốm yếu lâu ngày.

  • Cháo gạo lứt đỗ đỏ, rong biển:

Cho thêm tỉ lệ đỗ đỏ hạt nhỏ (xích tiểu đậu), để tăng thêm phần bổ máu và lợi tiểu. Nếu muốn có thể cho thêm chút gừng nạo, hành mùi và ăn với Ca la thầu … hay tekka cho những người bệnh nặng.

  • Cháo gạo lứt rau củ:

Cho thêm đỗ đỏ, hạt sen, cà rốt, ngưu bàng hầm nhừ. Khi bắc ra cho hành rau thơm ăn với Ca la thầu, Tamari, Miso, hay chỉ đơn giản với muối cũng đã ngon. Món ăn này rất tốt cho người muốn tăng cân. Mỗi tuần nên thay thế một hai bữa cơm chiều bằng những bữa cháo gạo lứt, rất tốt, sẽ tăng cân nhanh và có làn da đẹp.

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

Các tìm kiếm liên quan đến cách nấu gạo lứt

  • cách nấu gạo lứt huyết rồng
  • cách nấu gạo lứt giảm cân
  • cách nấu gạo lứt bằng nồi đất
  • cách nấu cơm gạo lứt nhanh chín
  • cách nấu gạo lứt cho bé
  • cách nấu gạo lứt tím than
  • cách nấu gạo lứt muối mè
  • cách nấu cơm gạo lứt hàn quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.