Bạn là Barista theo đuổi sự nghiệp cà phê chuyên nghiệp. Hay bạn chỉ là người yêu cà phê như một tín đồ thì chắc chắn phải biết Drip Coffee. Drip Coffee là phương pháp pha chế thủ công đặc biệt, có hình thức gần giống như cách pha cà phê phin Việt Nam.

Cách pha chế tinh tế, thao tác đẹp mắt. Dụng cụ đẹp và bắt mắt cùng hương vị thanh khiết, nhẹ nhàng nhưng quyến rũ, khiến vị khách khó tính nhất cũng phải xiêu lòng.

Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết 6
Drip coffee là lựa chọn ưu tiên khi bạn muốn nếm thử một loại cà phê nào đó với nguồn gốc rõ ràng, vì nó cho phép mùi thơm và hương vị hạt cà phê có cơ hội toả sáng.

Phương pháp pha nhỏ giọt – Drip Coffee

Cách pha chế Drip Coffee hay còn gọi là Pour Over Coffee. Đây là phương pháp pha chế cà phê thủ công khá phổ biến bằng cách sử dụng giấy lọc cùng bộ dụng cụ chuyên dụng.

Đầu tiên, phải hiểu nguyên tắc pha chế là cho nước nóng đi qua bột cà phê. Theo trọng lực, nước đi qua bột cà phê, chiết xuất những tinh hoa và tạo thành cốc cà phê hoàn hảo nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha Drip Coffee

  • 30 gram hạt cà phê Arabica hảo hạng.
  • Máy xay cà phê
  • Bộ dụng cụ pha chế Drip (Pour Over)

+ Giấy lọc thương ứng với phễu dụng cụ

+ Bộ lọc: V60, Kalita, Chemex …

Có thể bạn quan tâm:  Tẩy da chết bằng bã cafe

+ Bình thuỷ tinh đựng cà phê thành phẩm

+ Ấm rót nước chuyên dụng

Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết 7
Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ để pha cà phê ngon thôi nào!

Các bước pha chế Drip coffee

  1. Cho hạt cà phê vào máy xay, medium (cỡ vừa) là mức xay phù hợp cho drip. Nếu dùng bình Chemex thì nên chọn mức xay thô.
  2. Đặt giấy lọc vào phễu, gấp phần đáy giấy lọc cho vừa với đáy phễu rồi đặt lên bình thuỷ tinh.
  3. Đun sôi 400ml nước khoảng 92 – 96 độ.
  4. Rót nước sôi xung quanh phễu để khử mùi giấy lọc. Bước này ngoài việc loại trừ giấy làm ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Nó cũng giúp hâm nóng thiết bị. Tất nhiên bạn phải đổ hết nước này đi trước khi pha chế.
  5. Cho bột cà phê vừa xay xong vào giấy lọc, lắc nhẹ để cà phê được phân bố đồng đều.
  6. Rót từ từ khoảng 60ml nước sôi vào cà phê theo vòng tròn chiều quay kim đồng hồ. Lưu ý là rót đều khắp bột cà phê.
  7. Nước ngấm vào cà phê và có hiện tượng nổi bong bóng trong khoảng 30 giây. Giai đoạn làm ướt này được gọi là blooming – “nở hoa”, giúp cho cà phê tươi giải phóng CO2. Sau khoảng 30 giây, khi bột cà phê nở ra như một bông hoa thì rót từ từ phần nước còn lại. Tốc độ dòng nước cần chậm rãi và ổn định.

Hương vị cà phê

Cà phê pha thủ công theo phương pháp drip có vị đắng nhẹ, chua dịu và hậu vị ngọt cho cảm giác thăng hoa. Có thể nói rằng đây là cách pha cho hương vị cà phê cân bằng nhất trong tất cả các phương pháp pha thủ công.

Nếu bạn là người yêu thích những nốt hương chocolate thì đây là phương pháp phù hợp với bạn. Hương hoa và hương trái cây cũng có xuất hiện đan xen nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn.

Có thể bạn quan tâm:  6 lý do khiến bạn không thể bỏ qua việc uống một ly cà phê mỗi ngày

Bí quyết pha cà phê Drip Coffee

Cách thức pha Drip Coffee trông đơn giản, cho cà phê vào bộ lọc rồi rót nước sôi vào. Tuy nhiên điểm quyết định “sự giản đơn” đó một cách hoàn hảo là kỹ năng và kỹ thuật của Barista. Mỗi Barista chuyên nghiệp dựa vào kiến thức, kỹ năng sẽ luôn có bí quyết riêng tạo nên sự khác biệt. Ngoài ra, họ còn biết cách đảm bảo drip coffee thăng hoá nhất về hương vị.

1. Mức xay của cà phê

Với Drip Coffee thì mức xay thông thường là cỡ vừa – medium (trừ bình chemex thì nên dùng cỡ thô – coarse). Thứ nhất, nếu bột cà phê quá mịn sẽ khiến cà phê sau khi lọc sẽ bị đắng hay chát. Hơn nữa, còn dễ bị tắc nghẽn trong quá trình lọc. Thứ hai, nếu cà phê quá thô thì nước chảy qua quá nhanh sẽ không lấy được trọn vẹn hương vị khi chiết xuất.

Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết 8
Đối với Drip coffee nói chung cà phê xay vừa phải là tốt nhất. Hạt có thể nhỏ hơn cỡ sử dụng cho French press hay Cupping (Thử nếm cà phê) nhưng to hơn khi dùng cho pha Espresso hay Siphon.

2. Dụng cụ pha chế

Phần lớn bộ dụng cụ pha chế Drip Coffee có hình phễu. Tuy nhiên, ngày nay trên thị trường cũng rất đa dạng với nhiều thiết kế sáng tạo. Điều này không chỉ làm cho bộ môn này trở lên đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Mà còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật hơn cho các Barista; ví dụ như kìm hãm hoặc đẩy nhanh tốc độ chiết xuất, hay làm chủ của thời gian lẫn nhiệt độ.

Có thể bạn quan tâm:  Có nên cho trẻ ăn quả óc chó hay không?

Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết 9

3. Kỹ thuật Drip

Tách cà phê ngon, phải có hạt cà phê hảo hạng, tất nhiên rồi; lựa chọn dụng cụ phù hợp, hẳn phải vậy. Và điều quan trọng không thể thiếu đó là kỹ thuật điêu luyện.

Bạn nên nhớ rằng, nếu muốn cà phê đậm và rõ vị, hãy rót nước chậm thôi. Nhưng nếu bạn thích cà phê thanh dịu hơn thì tăng tốc độ rót nước lên một chút nhé. Tuy vậy, bạn không nên rót nước quá lâu vì khi đó cà phê sẽ có vị đắng gắt khó chịu chứ không phải thanh tao nữa.

Drip không phải là phương pháp phù hợp với những ai nóng vội khi pha chế cà phê. Điểm hay ho nhất của drip coffee đó là Barista có thể chủ động tạo ly cà phê theo đúng khẩu vị đậm – nhạt của khách hàng. Bên cạnh đó, Barista cũng cần ghi nhớ 3 quy tắc sau khi drip:

+ Dùng nhiệt độ nước sôi khoảng 93 độ C.

+ Nên đảo tròn dòng nước khi rót để nước tiếp xúc tốt nhất với bột cà phê.

+ Chú ý liều lượng và chất lượng nguyên liệu, làm chủ tốc độ và tâm lý.

Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết 10
Thao tác rót nước (Pouring) là phần quan trọng bậc nhất đối với Drip coffee

Kết

Muốn thành công thì phải đầu tư nghiêm túc từ việc nhỏ đến việc lớn. Drip cà phê ngon cần sự đầu tư từ tâm đến tài, chỉnh chu từ kiến thức đến kỹ năng. Sự hấp dẫn của Drip Coffee chính nhờ hương vị đắng nhẹ, chua thanh dễ chịu, hậu vị ngọt ngào cùng mùi thơm quyễn rũ mãi thôi.

Drip Coffee không còn quá mới mẻ hay lạ lẫm gì trong thế giới pha chế. Thế nhưng chất lượng được quyết định bởi kiến thức bài bản lẫn kỹ thuật chuyên nghiệp của các Barista.

Drip Coffee là một thế giới nghệ thuật cực kỳ lý thú. Bạn còn chờ gì mà không khám phá để nâng cao chất lượng cuộc sống lẫn trải nghiệm phát triển bản thân.