Cách dưỡng ấm tử sa hàng ngày và sau khi lưu giữ

Ấm tử sa pha trà ngon, giữ hương lâu bởi đặc tính của đất có nhiều khoáng chất và các lỗ khí rỗng. Tuy nhiên để ấm luôn được hoàn thiện thì bạn cần phải biết cách dưỡng ấm tử sa đúng khi dùng hàng ngày hoặc bảo quản lâu ngày rồi mang ra sử dụng.

 

Cách dưỡng ấm tử sa hàng ngày và sau khi lưu giữ 2
Cách dưỡng ấm tử sa

BẢO DƯỠNG ẤM TỬ SA

Khi chọn ấm tử sa cho loại trà mới, trước tiên cần quyết định xem ấm tử sa này dùng để ngâm hãm loại trà nào. Ví dụ trà thiên về hương thơm hay mùi vị.

Như các kinh nghiệm sử dụng, cần sử dụng đúng loại trà với ấm, đồng thời cũng cần giúp cho ấm mới tiếp nhận ngâm dưỡng hay còn gọi là khai ấm với đúng loại trà ngay lần sử dụng đầu tiên. Bạn có thể đọc Cách chọn ấm tử sa với từng loại trà phù hợp.

  • Cách khai ấm khi sử dụng lần đầu:

Dùng một nồi nước sạch cho ngập nước rồi đặt ấm vào nồi. Dùng lửa đun sôi và cho lá trà vào trong nồi cùng đun.

Có thể bạn quan tâm:  Các loại danh trà nổi tiếng từ xưa đến nay

Đợi cho nước sôi một lúc thì vớt lá trà ra rồi đợi một lúc mới lấy ấm ra ngoài. Lúc này ấm khô sẽ không còn mùi bùn đất, hãy để ấm khô tự nhiên rồi có thể lập tức sử dụng.

  • Bảo quản ấm sau khi dùng:

Sau mỗi lần hãm trà thì đổ hết bã trà ra, dùng nước sôi rửa sạch cặn trà bám vào đáy ấm để bảo vệ sự tinh khiết cho ấm.

  • Các vết cáu bẩn trong ấm:

Có một số người sau khi hãm trà chỉ chú ý loại bỏ cặn trà mà vẫn để nước sót lại trong ấm, cứ thế sau nhiều ngày tích tụ sẽ tạo thành các vết bẩn.

Nếu không xử lý đúng sẽ tạo ra mùi lạ, khó chịu. Bởi vậy trước khi ngâm trà cần dùng nước sôi tráng qua một lượt.

  • Không nên đem bã trà trong ấm để dưỡng ấm:

Sau khi hãm bã trà không còn nhiều tinh túy, đã mục nát, nếu bã trà để lâu sẽ có tác dụng không tốt lên ấm. Nên chỉ cần dưỡng ấm bằng nước trà là đủ.

  • Ấm đang dùng nên thường xuyên được lau chùi.

Đồng thời cũng cần được vuốt ve bên ngoài, sau một thời gian chất đất sẽ mượt mà và bạn sẽ cảm nhận được vẻ trơn nhẵn của tử sa tự nhiên chất phác, thanh tao.

  • Khi rửa bề mặt ấm có thể dùng tay lau cọ bên ngoài.

Sau đó dùng vài bông sạch hoặc vải mềm để lau. Rồi đặt ấm chỗ thông thoáng sẽ giúp khô ấm và không có mùi lạ.

Có thể bạn quan tâm:  Ấm Thạch Biều: Nhược thủy tam thiên, duy ẩm nhất Biều

8 CHÚ Ý THƯỜNG NGÀY KHI SỬ DỤNG ẤM TỬ SA

1. Ấm tử sa sau khi dùng xong nhất định phải lau rửa ấm sạch sẽ, không để bị ẩm thấp.

2. Để ấm nơi thông thoáng, không để nơi nắng gắt, cũng không vì quá trân quý ấm mà bọc hay băng kín lại.

3. Không đặt ấm nơi gần bụi bặm.

4. Sau khi dùng xong nên đặt ấm nằm nghiêng, không bọc kín nắp.

5. Trong ấm tránh thường xuyên để ngâm nước. Khi nào ngâm trà mới đun nước.

6. Tốt nhất nên chuẩn bị cho mình 1 vài loại ấm trà,uống loại trà nào chỉ dùng ấm trà đó,không nên uống bất kỳ loại trà nào cũng dùng 1 chiếc ấm đó, nên có đánh dấu, để tránh nhầm lẫn.

7. Không nên dùng chất tẩy hay bất kỳ hoạt chất tẩy rửa nào để làm sạch ấm, nếu không có thế làm mất đi mùi vị trà, đồng thời khiến cho bề mặt mất đi sự trơn nhẵn.

8. Mỗi lần sau khi dùng xong, dùng vải bong lau khô hết nước trên bề mặt, tiếp theo đổ 2/3 lá trà ra khỏi ấm, chỉ lưu lại 1/3, cho nước vào đun sôi lên, lặp lại 2-3 lần, rửa qua nước, sau đó xử lý sạch tất cả lá trè còn trong ấm, dùng nước đã đun qua đó dội lên trên ấm, cuối cùng dùng vải bông lau sạch.

Có thể bạn quan tâm:  Sự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung Quốc

Bài gốc: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.