Trà Thiết Quan Âm Nùng Hương Hình (Thiết Quan Âm Lô Châu)

Nùng Hương Hình là loại trà Thiết Quan Âm truyền thống với cơ chế lên men một nửa, đây là loại trà cao cấp, thích hợp cho những người uống trà lâu năm bởi loại trà này có hương và vị đậm hơn. Lá trà Thiết Quan Âm Nùng Hương Hình có màu xanh biếc, mặt sau của lá có màu đen vàng, đây không phải là loại trà Thiết Quan Âm có chất lượng tốt nhất, nhưng lại có hương vị thuần khiết nhất, khi rót trà ra có màu vàng tinh khiết và đặc trưng của loại trà Thiết Quan Âm Nùng Hương Hình. Khi uống vào miệng có cảm giác êm dịu, vị ngọt với hương hương thơm nổi bật và dư âm kéo dài, thuần hậu cam sảng, thanh khiết.

trà thiết quan âm nùng hương hình

Thiết Quan Âm Nùng hương Hình được chế biến truyền thống

Sản phẩm được chế biết theo công nghệ truyền thống với phương trâm “Trà Vi Quân, Hỏa Vi Thần” có nghĩa là khâu lựa chọn trà luôn quyết định chất lượng trà, tiếp đến tiết chế của lửa sẽ tác động lên trà làm cho nó đạt đến độ đậm đà… đây chính là phương pháp chế biến trà Thiết Quan Âm Nùng Hương Hình đã được sử dụng trong hàng trăm năm, với ngọn lửa được tiết chế làm cho lá trà khô một cách từ từ, và được để nguội trong phòng lạnh, giúp cho trà có đặc tính “ hương vị tinh khiết, đậm, thơm, ngọt, êm dịu”.

Lá trà khi thành phẩm có hình dáng tròn đầy đặn, gắn kết chắc chắn, màu sắc xanh pha vàng đen, hương khí của trà thuần khiết với thơm của hoa nổi bật, màu nước của trà khi pha ra có màu nâu vàng kim hoặc cam vàng, tư vị đặc biệt thuần khiết, thơm ngát hương hoa, ngọt ngào, cùng với đó là dư vị của trà rất lâu, có thể pha nhiều nước nhưng vẫn giữ được vị và hương của trà. Thiết Quan Âm Nùng Hương Hình có tính ôn hòa, ngăn khát sinh tân, ôn dạ dày ngược lại so với Trà Thiết Quan Âm Thanh Hương Hình thì Nùng Hương Hình tốt cho và không gây tổn thương cho dạ dày, tính ôn hòa không nóng cũng không hàn).

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Trà Thiết Quan Âm Trần Hương (Trà Lão Thiết)

Nùng hương và Thanh hương có phương pháp gia công lá trà là không giống nhau, chính vì thế khi cho ra thành phầm sẽ có những mùi vị mang tính đặc trưng. Phương pháp chế biến của trà Ô Long là sự kết hợp ưu điểm của hai phương pháp chế biến trà xanh và hồng trà, trải qua quá trình lên men và sao khô tạo ra sản phẩm có hương thơm của hoa và quả, công đoạn này có thể là “chế tạo hương”, yếu tố ảnh hưởng đến “chế tạo hương” bao gồm: tạo màu xanh, vò và sấy khô.

thiết quan âm nùng hương hình (lô châu)

“Trà Vi Quân, Hỏa Vi Thần” là phương châm chế biến thiết quan âm Lô Châu

Công đoạn tạo màu xanh cho trà Nùng Hương và Thanh Hương đều phải cần phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng đối với Nùng hương thì cần phải sấy qua cả hai chế độ lửa khác nhau, đó là ban đầu cần phải sấy nhanh với lửa ở nhiệt độ cao, để tạo ra hương vị thuần túy, hương thơm thanh khiết và tạo màu cho trà. Sau đó là sử dụng lửa ở mức thấp nhưng thời gian sấy kéo dài, bước này để tạo ra chất lượng nước trà, mà còn giúp nâng cao hương vị thuần túy, vị của trà cũng ngon hơn và tác dụng của trà tốt hơn.

Đối với trà Thanh Hương thì có công đoạn tạo màu xanh phức tạp hơn, nếu như không được phơi đủ dưới ánh nắng thì hương thơm của trà rất khó để bật ra, quà trình phơi dưới ánh nắng để lá trà héo đi phải ở mức độ vừa phải, tỷ lệ mất nước rơi vào khoảng từ 8 % đến 12 % là thích hợp. Sau mỗi lần sấy bằng máy thì trà cần phải được để nguội ở ngoài không khí, quá trình này lập đi lập lại 3 lần, trong phòng có nhiệt độ là 20 °C, độ ẩm khoản 70 %. Còn đối với trà Nùng Hương thì quá trình sấy và để nguội ngoài không khí từ 8 đến 10 lần, tiêu tốn 6 đến 8 giờ, với nhiệt độ của phòng là 24 đến 26 °C, độ ẩm khoảng 80 % đến 85 %, nếu nhiệt độ phòng là 20 °C °C nhất định phải tăng nhiệt độ lên mới được.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Trà Trắng An Cát (Trà Trắng Anji)

Khâu vò se) trà là khâu chế biến để tạo hình rất quan trọng của trà Thanh Hương, bởi loại trà này xoay quanh việc đảm bảo được màu xanh của lá, nước trà đẹp, và hình dáng cũng thật bắt mắt, với hình dạng bên ngoài nhìn như hạt đậu, đường nét mịn màng hơn, không thô nhưng các loại trà Ô Long truyền thông hay Nùng Hương. Thanh Hương được đánh giá cao bởi vẻ đẹp bên ngoài (màu xanh lục của lá, hình dáng tròn trịa mịn màng, và nước cũng có màu xanh vàng đẹp mắt).

sấy khô trà thiết quan âm nùng hương hình

Sấy khô là bước rất quan trọng trong việc chế biến trà Thiết Quan Âm

Sấy khô: Sấy khô là công đoạn cuối của quá trình làm ra loại ra trà này, đối với cả trà Ô Long truyền thống thì công đoạn sấy giúp cho trà đạt đến độ ráo nhất định. Với trà Thanh Hương thì quá trình sấy cần phải chậm và đều, để hương vị thành phẩm như được dấu đi, bổ sung thêm cho quá trình tạo màu xanh cho trà, thúc đẩy hương thơm của trà, với vị ngọt nhẹ, quá trình này được gọi là “công nghệ sấy khô đưa hương”.

Cách pha trà Thiết Quan Âm và đối tượng uống trà

Mỗi lần pha, cho từ 5 đến 10 gram vào ấm trà, dùng nước sôi để ngâm trà trong khoảng 10 – 20 giây thì đổ nước ấy đi (được gọi là rửa trà), sau đó thêm nước mới và để ủ trong thời gian dài hơn, nhưng không nên ủ lâu quá. Đối với Nùng Hương Hình thì chúng ta có thể pha được từ 6 đến 7 nước mà trà vẫn giữ được hương và vị thơm ngon.

Nùng Hương và Thanh Hương là hai loại trà có lượng người tiêu thụ nhiều hơn cả.

Dưa trên nhưng bản khảo sát của các nhân viên nghiên cứu thị trường cho biết: Trà Nùng Hương Hình có đối tượng khách hàng hơi khác đó chính là hầu hết họ đều là khách hàng cũ, đều có công việc kinh doanh thành công, có chức có quyền, có học vấn, khả năng mua sắm và chi tiêu tự do.

Còn đối với Thanh Hương thì đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng có những đặc điểm như: những người trẻ tuổi là chủ yếu, có độ tuổi từ 21 đến 35, nữ giới đặc biệt yêu thích đến loại trà này nhiều hơn nam giới, có trí thức và hầu hết đều mua trà ở những cửa hàng chuyên bán về trà vì có giá thành hợp lý, chất lượng tin tưởng, phục vụ chu đáo.

Có thể bạn quan tâm:  Cách pha trà Long Tỉnh Tây Hồ

tác dụng của trà thiết quan âm nùng hương hình

Tính năng của Trà Thiết Quan Nùng Hương Hình:

Nùng hương có ưu điểm đó là dễ dàng sử dụng, không mang tính hàng như Thanh Hương, bởi Nùng Hương có quá trình lên men một nửa, cũng như thời gian được sấy kéo dài hơn, có chứa các chất như hoàng tố và hồng tố có thể làm ấm dạ dày, không gây hư tổn dạ dày, phù hợp uống trong mùa đông, có nhiệt độ thấp.

Lưu ý:

1. Không nên uống trà Thiết Quan Âm vào buổi sáng nếu chưa ăn sáng

Bởi trà thiết quan âm tương đối đậm, vì thế khi uống trà vào sẽ khiến dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều dịch vị hơn, dẫn đến đầu óc bị choáng váng, tim đập nhanh, bồn chồn, rối loại dạ dày và các triệu chứng khác, như cảm giác bị say rượu và người ta gọi đây là say trà, ngoài ra nếu không ăn sáng trà sẽ còn gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày. Chính vì thế nếu muốn uống trà vào buổi sáng thì cần phải ăn trước.

2. Người thiếu máu không nên uống trà Thiết Quan Âm

Bởi người thiếu sắt cần phải tăng khả năng hấp thụ sắt có trong dạ dày, thành ruột, nhưng trong trà thiết quan âm lại có chứa hàm lượng lớn Tannin, axit tannic, polyphenol… làm cho cơ thể giảm đi khả năng hấp thụ sắt. Do đó những người thiếu máu, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt… không nên uống trà.

3. Sau khi uống rượu không nên uống trà Thiết Quan Âm

Theo quan niệm được truyền tai nhau đó là uống trà sau khi uống rượu sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm, bởi trà có thành phần chất kích thích khiến cho hệ thần kinh càng thêm căng thẳng, đồng thời làm tăng gánh nặng cho tim. Sau khi uống rượu aldehyde cần được phân giải để đào thải ra ngoài, nhưng khi uống trà vào trà có tác dụng lợi tiểu vì có chứa theophylline) chính vì thế trà sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đào thải aldehyde, việc này sẽ gây áp lực lớn lên thận, khiến cho thận có thể bị tổn thương.

Bài gốc: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.