Gạo lứt muối mè là món ăn giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn. Với những công dụng tuyệt vời, nhiều người ưu tiên sử dụng gạo lứt muối mè trong bữa ăn hằng ngày. Những công dụng đó là gì? Hãy cùng Nhà Hàng Chay HITA tìm hiểu ngay nhé.
Ăn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
1. Nguồn gốc của gạo lứt?
Gạo lứt là gạo chỉ xay bỏ trấu chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Chính lớp vỏ cám này giúp gạo lứt vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.
Gạo lứt có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người mà không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên theo nguyên tắc âm dương. Nếu ăn nhiều gạo lứt sẽ gây nóng nảy và dễ có khuynh hướng bạo lực. Do đó cần kết hợp với muối mè để khắc phục nhược điểm trên. Ngoài ra, mè đen có tính bổ thận, mè trắng bổ tỳ vị và chứa hàm lượng lớn mangan. Giúp gia cố khung xương, giảm nguy cơ gãy xương và enzyme này cón có tác dụng chống ôxy hóa, chống lão hóa.
2. Tác dụng không ngờ của gạo lứt muối mè đối với sức khỏe
1. Hạn chế tế bào ung thư phát triển
Ngoài chất RBS, người ta còn phát hiện gạo lứt có chất Selentium có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được thể nghiệm qua súc vật và trên người bởi các công trình khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác trên thế giới.
2. Hạ đường huyết
Gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm hơn, chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng. Do đó chúng giúp giảm insulin dẫn đến hạ đường huyết cho người mắc bệnh đái tháo đường.
3. Hạn chế sự tích tụ tiểu cầu
Gạo lứt chứa chất tocotrienol factor TRF là chất dầu đặc biệt có trong cám ở gạo lứt. Có khả năng chống các cholesterol xấu (LDL). Khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu nên rất tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp, xơ vữa động mạch và mắc các bệnh tim mạch.
4. Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ có trong gạo lứt kích thích tăng nhu động ruột và dạ dày. Ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột giúp cho việc tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng được cải thiện. Ngoài ra, mè có chất dầu làm nhuận tràng. Việc kết hợp mè đen và gạo lứt sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, chất acid phitin và phytate có vai trò đào thải các chất độc, ngăn ngừa ung thư ruột.
5. Giảm cân
Hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt gấp 2 lần so với gạo thường. Chính vì vậy, cơ thể bạn sẽ tiêu hóa chậm hơn và mang lại cảm giác no lâu. Đây chính là nguyên nhân quan trọng giúp bạn không có cảm giác thèm ăn vặt. Ngoài ra, chất xơ từ gạo lứt khi đi qua đường ruột sẽ cuốn theo những chất độc bám cặn lâu ngày và thải độc theo đường bài tiết. Đó là lý do tại sao khi ăn cơm gạo lứt, bạn có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Sau một thời gian thấy số đo giảm đi đáng kể.
6. Cải thiện làn da
Gạo lứt chứa là những chất cần thiết để làm da sáng bóng, mịn màng. Bên cạnh đó, làm mờ những nếp nhăn, không bị thô nhám giữ gìn nét thanh xuân cho làn da.
HITA Vegan hướng dẫn làm gạo lứt muối mè bổ dưỡng phù hợp ăn chay
1. Cách rang mè
Cách rang mè trước khi rang đem sảy qua cho sạch rồi đổ nước vày quấy đều, đãi cát sạn, xong phơi thật khô. Mè rang hơi vàng thơm là được. Không nên giã nhỏ quá. Mỗi lần rang mè như vậy có thể ăn một tuần.
2. Cách trộn muối mè với cơm gạo lứt
Cứ mỗi muỗng cà phê muối thì cho 4 muỗng cà phê mè, đó là tiêu chuẩn đối với người Tây phương, xứ lạnh.
Còn ở Việt Nam, chúng ta nên dùng 8 – 10 muỗng cà phê mè cho một muỗng cà phê muối. Tối đa là 14 muỗng cà phê mè cho một muỗng cà phê muối. Người già nên dùng ít muối hơn những người còn trẻ, hoạt động mạnh.
Trẻ sơ sinh đến 9 tháng tuổi, không nên dùng muối vì bé cần âm tính để phát triển. Khi biết đi mới cho ít muối (trừ trường hợp phân của trẻ màu xanh, tức quá âm, cần cho chút muối).
Người ăn chay ưa trái cây, thức ăn quá nhiều âm tính. Người lao động nặng cần muối nhiều hơn người làm việc thảnh thơi, nhàn hạ. Trời lạnh nên dùng muối nhiều hơn, nghĩa là tùy thời tiết, sự hoạt động, bệnh trạng của mỗi cá nhân mà ta thay đổi cho thích hợp.
3. Cách nấu cơm gạo lứt
Bước đầu thế nào cũng chưa được hoàn hảo, nhưng kinh nghiệm hàng ngày sẽ cho ta một nồi cơm ngon.
Cơm nấu bằng nồi đất thì tốt. Nhưng tùy theo hoàn cảnh mà áp dụng, có thể nấu bằng nồi gang, nồi áp suất. Nhưng không nên nấu bằng nồi nhôm thường.
Bước 1: Trước khi nấu phải đãi gạo cho sạch cát sạn và ngâm nước từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng đồng hồ. Không nên ngâm quá bốn tiếng đồng hồ vì như thế gạo sẽ quá âm, không tốt. Cứ một lon gạo cho hai lon nước. Đây cũng chỉ là tiêu chuẩn tương đối. Trong lúc áp dụng có thể tùy theo mà gia giảm lượng nước.
Bước 2: Khi bắt đầu nấu ta cho to lửa để cơm chóng sôi. Nhưng khi bắt đầu sôi rồi thì bớt lửa đi, để cho nồi cơm sôi liu riu.
Bước 3: Cho thêm muối vào, cứ một lon gạo cho 1/3 muỗng cà phê muối hay ít hơn tùy ý. Lấy đũa bếp quấy sơ qua cho đều, rồi đậy vung lại để vậy cho đến khi nào cạn.
Bước 4: Lấy một miếng vải thấm nước vắt cho khô xếp lại làm bốn để nắp vung (dùng lá chuối cũng được). Lấy một cục gạch hay một vật gì nặng đè lên nồi cơm. Cho khỏi xì hơi, bớt lửa đi cho đến khi cơm chín. Như vậy ta sẽ nấu được một nồi cơm đúng cách và ăn ngon miệng.
Nấu bằng than, bằng củi hay bằng điện cũng đều được cả.
Một số điều cần lưu ý khi dùng món gạo lứt bổ dưỡng tránh phản tác dụng
– Người bệnh không nên chỉ ăn gạo lứt và muối mè bởi cơ thể người bệnh dễ bị thiếu đạm và các vitamin giúp chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, tốt nhất là dù ăn cơm gạo lứt nhưng người bệnh vẫn nên dùng thêm thịt, cá nạc và nhiều rau.
– Ăn gạo lứt muối mè phải ăn lâu, nhai kỹ sẽ giúp quá trình chữa bệnh và thẩm thấu các thành phần có trong gạo lứt muối mè được tốt hơn. Khi nhai lâu các axit trong gạo sẽ tiết ra nhiều hơn, tạo cảm giác nhanh no cần thiết cho người bệnh.
– Khi mua gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt.
– Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ gây ẩm mốc. Vì vậy, không nên mua nhiều gạo lứt rồi tích lũy ăn dần. Nên mua với số lượng vừa phải, khi gạo biến chất ẩm mốc thì nên bỏ đi.
– Đối với người già yếu, bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày, những bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng cần phải thận trọng. Phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè.
Ăn gạo lứt đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và vóc dáng
Gạo lứt vốn được xem là “khắc tinh” của mỡ bụng. Đây là một nguồn cung tinh bột dồi dào và thần kỳ, càng ăn lại càng thon thả.
Gạo lứt muối mè là món ăn giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Những thành phần của gạo lứt, nó có tác dụng hiệu quả với những người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu và đặc biệt là béo phì.
Cơm gạo lức muối mè tuy đơn giản nhưng nó vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy thay vì ăn cơm bình thường bạn có thể thay thế cơm bằng gạo lức muối mè. Ngoài ra bạn không nên dùng thêm thức ăn. Vì thức ăn nhiều dầu mỡ làm bạn nhanh chóng tăng cân.
Mỗi ngày bạn có thể ăn 3 chén gạo lức muối mè. Nhai chậm và kỹ để hệ tiêu hóa hấp thụ tốt. Bạn cũng có thể sử dụng thêm rau sống, hoặc rau củ quả tùy thích. Nên uống nước sau khi ăn gạo lức muối mè khoảng 15 phút để phát huy tốt tác dụng.
Bí quyết ăn gạo lứt muối mè
1. Gạo lứt muối mè
Phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến. Kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của “ngọc dược” khi “thực dưỡng” để chế biến nó thành “thần dược”.
Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ.
Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường. Vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại. Nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô cùng.
2. Nấu cơm gạo lứt
Bước 1: nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần rửa qua cho gạo sạch cát chứ không vo gạo như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện. Đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ.
Tùy loại gạo nhưng cứ 2 phần nước thì 1 phần gạo, cứ 1kg gạo cho khoảng 1 muỗng cà phê (6g) muối.
Bước 2: Sau 2 giờ ngâm thì nấu cơm, trước khi nấu thì ngoáy đảo đều gạo nước, đậy vung lại. Nấu bằng nồi cơm điện thì cắm điện như nấu cơm bình thường. Nấu cơm bằng bếp lửa (than, củi, điện…), khi nào cạn nước thì phủ lá chuối, lá dứa hay vải mùng sạch đậy nắp lên trên cho kín để khỏi xì hơi. Đun lửa thật nhỏ cho tới khi cơm chín (khoảng 1 giờ). Ngoài ra còn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất là dễ nhất. Gạo không cần phải ngâm trước, cơm nấu vừa nhanh lại vẫn dẻo ngon.
3. Rang muối mè
Bước 1: Sấy bỏ hạt lép, nhặt sạn, rửa sạch mè bỏ cát, đem phơi thật khô. Khi rang, chảo thật nóng. Dùng đũa khuấy đảo đều, thấy mè nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 5-7 vòng rồi đổ ra để giã. Tránh rang mè quá cháy thì đen khét, còn sống thì không thơm.
Bước 2: Muối tinh rang khô, trộn với mè tùy theo từng người mà có tỉ lệ mè và muối khác nhau. Phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật, thai nghén. Sau đó bỏ vào cối đá (hoặc máy xay) giã (hoặc xay), không nên mịn qúa mất ngon.
Phụ nữ có thai nên ăn lạt, người lớn bình thường 7-10g mè/1g muối, người già và trẻ em 8-12g/1g muối.
Lưu ý: Muối mè giã rồi cho vào lọ nút kín, không nên để quá một tuần, sẽ có mùi khét do hôi dầu vì bị oxy hóa bởi không khí.
4. Cách ăn cơm gạo lứt
Trộn muối mè với cơm gạo lứt 1-2 muỗng cafe tuỳ theo ý thích mỗi người hay người bệnh ăn kiêng. Ăn cơm gạo lứt phải ăn chậm, nhai kỹ, khi cơm trong miệng cảm giác như biến thành sữa là được. Ăn vội nhai dối đem lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.
5. Không phải ai cũng ăn được gạo lứt muối mè
Đối với những trường hợp đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày, thậm chí với cả người đang khỏe mạnh, bình thường. Nếu như chỉ ăn thuần gạo lứt muối mè lâu ngày, thì có thể gây nguy hại. Hoặc ít nhất cũng làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng hơn. Bởi vì thiếu những chất dinh dưỡng khác mà trong gạo lứt, muối mè không thể có.
Đối với những bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng hoặc không phải do mất cân bằng âm dương, không tích độc trong cơ thể. Phương pháp ăn gạo lứt, muối mè là không thích hợp.
Do vậy đối với người già yếu, suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Cần phải thận trọng và phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn gạo lứt muối mè.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Tìm kiếm liên quan đến gạo lứt muối mè
ăn gạo lứt muối mè trong bao lâu
cách nấu gạo lứt muối mè
chữa bệnh bằng gạo lứt muối mè
cách ăn gạo lứt muối mè thầy tuệ hải
gạo lứt muối mè chữa bệnh ung thư
cơm gạo lứt muối mè bán ở đâu
gạo lứt muối mè ohsawa
gạo lứt muối mè rong biển
News Thông tin cà phê
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Colombia
ContentsĂn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?1. Nguồn gốc ...
News Thông tin cà phê
Cà Phê Papua New Guinea – Hương vị bí ẩn từ Châu Đại Dương
ContentsĂn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?1. Nguồn gốc ...
Thông tin cà phê News
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Ethiopia
ContentsĂn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?1. Nguồn gốc ...
Tin tức Nổi bật Specialty Coffee Thông tin cà phê
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết. Bạn là Barista theo ...
News Thông tin cà phê
Arabica và Robusta: Sự khác biệt về hương vị
ContentsĂn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?1. Nguồn gốc ...
News Thông tin cà phê
Cảm quan về các hạt cà phê trên thế giới
ContentsĂn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?1. Nguồn gốc ...
News Thông tin cà phê
Vòng tròn hương vị cà phê – Coffee Taster’s Flavor Wheel
ContentsĂn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?1. Nguồn gốc ...
Thông tin cà phê
Lịch sử cảm quan của ngành cà phê
ContentsĂn gạo lứt muối mè có tác dụng gì đối với sức khoẻ?1. Nguồn gốc ...