Thực phẩm giàu kẽm

Khoáng chất kẽm là gì và lợi ích của kẽm đối với sức khoẻ

Kẽm là khoáng chất rất cần thiết với cơ thể. Kẽm có rất nhiều công dụng với sức khỏe mà bạn thậm chí còn không ngờ tới đấy! Cùng tìm hiểu chất kẽm là gì và có lợi ích như thế nào đối với sức khoẻ ở bài viết dưới đây nhé.

 1. Chất kẽm là gì?

Kẽm (Zn) giúp cân bằng nội tiết, tăng miễn dịch, tái tạo da và tóc. Kẽm đặc biệt cần thiết với phụ nữ có thai và trẻ em. Thực phẩm giàu kẽm gồm hải sản, thịt đỏ, rau củ và các loại hạt.

– Trong cơ thể người có từ 2g đến 4g kẽm, phân bố nhiều nhất ở tuyến tiền liệt và mắt. Hầu hết nồng độ Kẽm còn lại phân bố ở não, cơ, xương, gan, thận và tinh dịch.

thực phẩm giàu kẽm

 2. Lợi ích của thực phẩm giàu kẽm đối với sức khỏe

  • Thực phẩm giàu kẽm đối với người lớn

– Kẽm giúp não bộ hoạt động tốt hơn, cải thiện trí nhớ.

– Với nam giới, kẽm giúp duy trì số lượng và chất lượng tinh trùng, nâng cao khả năng thụ thai.

– Với nữ giới, kẽm điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.

– Thêm vào đó, kẽm còn kích thích, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, tóc và móng tay. Giúp cho mái tóc luôn bóng mượt và chắc khỏe.

– Kẽm cũng là thành phần có trong xương. Nên ngoài canxi, muốn xương chắc khỏe cần phải bổ sung đầy đủ kẽm.

– Do kẽm là chất oxy hóa nên có khả năng giúp giảm tốc độ lão hóa. Bổ sung kẽm làm tăng cường sức đề kháng, nhanh lành vết thương.

  • Thực phẩm giàu kẽm đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

– Kẽm là chất dinh dưỡng không thể thiếu của phụ nữ thời kỳ mang thai.

Có thể bạn quan tâm:  Bí kíp chế biến giúp sức khỏe cải thiện không ngờ của tỏi đen là gì

– Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai khiến triệu chứng nghén của mẹ nặng hơn. Quan trọng hơn, thai nhi dễ bị chậm phát triển, nhẹ cân, dị tật.

– Đối với phụ nữ đang cho con bú, thiếu Kẽm khiến mẹ chán ăn, sữa không đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho trẻ.

  • Thực phẩm giàu kẽm đối với trẻ em

– Kẽm thúc đẩy vị giác, khướu giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

– Thiếu kẽm làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, cơ thể yếu đuối dễ mắc bệnh.

– Ngoài ra, kẽm giúp tinh thần trẻ thoải mái, ổn định thần kinh và kẽm còn có khả năng trị bệnh tiêu chảy ở trẻ.

 

Vai trò quan trọng của kẽm đối với cơ thể con người

Kẽm giúp là tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Cụ thể:

Vai trò của kẽm 1:

  • Kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng hippocampus, vỏ não, bó sợi rêu… việc thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt

Vai trò của kẽm 2:

  • Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính

thực phẩm giàu kẽm

Vai trò của kẽm 3:

  • Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt

Vai trò của kẽm 4:

  • Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố như tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận kết hợp với thần kinh nội tiết điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi

Vai trò của kẽm 5:

  • Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.

thực phẩm giàu kẽm

Vai trò của kẽm 6:

  • Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác mất hẳn hoặc bớt nhạy cảm, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng…

Vai trò của kẽm 7:

  • Kẽm giúp tổng hợp phân tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống bệnh nhiễm khuẩn.
Có thể bạn quan tâm:  Công Dụng Của Hạt Chia Với Bà Bầu

 

Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ gây ra những triệu chứng gì?

Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học và cần thiết cho hoạt động của enzyme trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến một vài bệnh lý sau đây:

 1. Rụng tóc

Thiếu kẽm là nguyên nhân gây ra bệnh tự miễn gây rụng tóc trên da đầu hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, qua đó nó giúp cho tóc dày và bóng mượt.

 2. Một số bệnh mãn tính

Một loạt các tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh, bệnh tự miễn có thể liên quan đến thiếu kẽm. Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào. Khi cơ thể thiếu kẽm dẫn đến những tác động của các gốc tự do có hại và sự viêm nhiễm.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 3. Các vết thương trở nên khó lành

Thiếu kẽm cũng gây nên tình trạng có những nốt đóng vảy do bị mụn hoặc lâu. Thiếu kẽm sẽ làm các vết thương có thể mất nhiều thời gian hơn để tự hồi phục các vết thương.

 4. Suy giảm thị lực

Mắt chứa hàm lượng lớn kẽm, đặc biệt là trong võng mạc. Đó là bởi vì kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc để tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt.

 5. Rối loạn thính giác

Kẽm cũng là một chất hoạt động như một chất chống oxy hóa và viêm thuần hóa trong tai, hoặc phần bên trong của tai. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nồng độ kẽm thấp luôn có những biểu hiện ù tai.

 6. Ảnh hưởng đến xương khớp

Kẽm cũng là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương bên cạnh canxi. Kẽm có chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 7. Loét miệng

Loét miệng có thể xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm có thể làm giảm triệu chứng viêm ở miệng liên quan cũng như loét miệng.

 

Những loại thực phẩm giàu kẽm cần bổ sung cho người ăn chay

Trong tất cả các khoáng chất cần thiết cho cơ thể thì kẽm là một chất rất quan trọng. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng kẽm nhỏ mỗi ngày nhưng nếu bị thiếu hụt sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Kẽm (Zinc, Zn) là một khoáng tố cần thiết cho sức khỏe của con người. Kẽm nằm trong nhóm khoáng chất vi lượng và mặc dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ mỗi ngày (trung bình ở nam giới là 9.5 mg và nữ giới là 7mg) nhưng khoáng chất này lại đóng vai trò quyết định cho việc phân giải carbohydrate, chất béo và protein.

Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu cách nấu sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng, ngọt thanh

 1. Thực phẩm giàu kẽm – Củ cải

Củ cải được chia thành 2 loại, trong đó chỉ có củ cải trắng là nguồn cung cấp khoáng chất kẽm khá dồi dào. Trong 100gr củ cải trắng chứa 0.2mg kẽm. Bên cạnh đó, củ cải trắng cũng giúp bổ sung vitamin B cho cơ thể, chính vì thế củ cải được xem là một trong những thực phẩm giàu kẽm và vitamin B cần cung cấp cho cơ thể thường xuyên.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 2. Thực phẩm giàu kẽm – Đậu Hà lan (hạt)

Đậu Hà lan thường được nhắc đến là thực phẩm giàu có về Protein, Chất xơ, Acid folic… Tuy nhiên, không chỉ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà đậu Hà lan còn cung cấp kẽm với hàm lượng cao, khoảng 4mg kẽm trong 100gr đậu hà lan (phần ăn được).

 3. Thực phẩm giàu kẽm – Lòng đỏ trứng gà

Từ trước đến nay, lòng đỏ trứng luôn được biết đến là nguồn cung cấp đạm dồi dào và dễ tìm thấy nhất. Thế nhưng ngoài chất đạm, trong lòng đỏ trứng gà (100gr) còn chứa đến  3.7mg hàm lượng kẽm. Do đó, ăn trứng gà không chỉ đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh một cách toàn diện. Tuy nhiên vì lượng cholesterol trong trứng khá cao nên chỉ nên ăn 1-2 quả trứng/ngày.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 4. Thực phẩm giàu kẽm – Giá đậu tương (giá đậu nành)

Giá đậu tương là thực phẩm chứa một lượng protein từ thực vật dồi dào. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng chứa một nguồn khoáng chất đa dạng như vitamin K, magiê, phốt pho,… và kẽm. Theo số liệu nghiên cứu được, trong 100gr giá đậu tương có chứa đến 1.17mg kẽm.

 5. Thực phẩm giàu kẽm – Măng chua

Măng chua cũng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin và măng chua có nhiều chất xơ hơn rau. Bên cạnh đó, hàm lượng kẽm trong măng chua cũng được nhận xét là vô cùng phong phú. Trong 100gr măng chua có chứa khoảng 1.10mg kẽm.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 6. Thực phẩm giàu kẽm – Bơ

Quả bơ có rất nhiều giá trị bổ dưỡng cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong quả bơ có hơn 14 loại vitamin và khoáng chất, trong đó có kẽm. Có đến 0.64mg kẽm trong 100gr thịt quả bơ, như vậy nếu bạn ăn 1 trái bơ khoảng 200gr thì cơ thể sẽ được hấp thu khoảng 1.2mg kẽm.

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

 

Các tìm kiếm liên quan đến thực phẩm giàu kẽm

  • thực phẩm giàu kẽm cho bé
  • thực phẩm giàu kẽm và vitamin b
  • thực phẩm giàu kẽm cho trẻ
  • thực phẩm giàu kẽm cho nam giới
  • những thực phẩm giàu kẽm cho bé
  • thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu
  • trái cây chứa nhiều kẽm
  • thực phẩm bổ sung kẽm cho nam giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.