Tác dụng của rong biển

Rong biển là gì? Có bao nhiêu loại rong biển trên thế giới?

 1. Nguồn gốc của rong biển

Rong biển là một loại thực vật sống trong môi trường nước mặn.

Trên thế giới có 2 quốc gia đứng đầu về sản lượng nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu rong biển là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ở 2 đất nước này, người dân sử dụng rong biển vào các món ăn trong bữa ăn hàng ngày bởi vì từ thời ông cha họ, họ đã biết được tác dụng đối với sức khỏe của sản phẩm này

tác dụng của rong biển

 2. Các loại rong biển từ khắp nơi trên thế giới

Có rất nhiều loại rong biển với đủ màu sắc từ đỏ tới xanh lá cây hoặc nâu đen. Mỗi loại lại có đặc điểm riêng biệt.

1. Rong biển wakame:

Wakame thường xuất hiện vào mùa xuân và nhiều nhất là ở Nhật Bản. Bạn có thể dùng loại rong biển này để nấu súp hoặc ăn tươi tùy thích.

2. Rong biển arame:

Hàm lượng dinh dưỡng trong arame gần giống trong wakame và loại rong này còn có thể giúp chữa chứng hạ huyết áp. Bạn có thể dùng loại rong biển này để nấu canh hoặc xào với rau củ và thịt.

tác dụng của rong biển

3. Rong biển hijiki:

Hijiki có màu nâu và dạng sợi nhỏ, ngắn. Bạn có thể mua hijiki dưới dạng rong biển khô và ngâm trong nước để rong mềm ra rồi sử dụng để nấu canh.

4. Tảo bẹ:

Tảo bẹ là một loại rong biển có màu xanh lá và cũng chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dùng tảo bẹ để nấu ăn theo ý thích.

5. Rong biển kombu:

Rong kombu tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Bắc Nhật Bản với hàm lượng canxi cao nhất trong tất cả các loại rong biển. Loại rong này không có mùi tanh và có thể kết hợp với nhiều món ăn.

6. Rong biển xoắn spirulina:

Spirulina có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp giảm cân hiệu quả. Loại rong biển này thường được bào chế thành dạng bột để uống hoặc dùng để chế tạo dược phẩm.

7. Rong biển klamath:

Klamath thường được chế xuất ở dạng viên với chức năng tương tự những loại rong biển khác.

tác dụng của rong biển

8. Rong biển nori:

Thường rong nori sẽ có màu xanh đen, mùi tanh và vị hơi lợ. Loại rong biển này chứa nhiều protein và vitamin A, B1 cùng kẽm, sắt và canxi. Bạn có thể tìm mua loại này ở dạng ăn liền để cuộn cơm hoặc ăn vặt.

Có thể bạn quan tâm:  Những cách nấu các món chay thông dụng | Chế biến đơn giản

9. Rong biển kanten:

Đây là một loại rong biển ít thấy và mùi vị cũng không đậm đà. Kanten chứa vitamin D và đặc biệt là rất nhiều chất xơ, nhưng hầu như không có calo nên có thể giúp giảm huyết áp và mỡ. Bạn có thể kết hợp loại rong biển này với trái cây hoặc nấu canh.

10. Rong biển dulse đỏ:

Loại rong này sống chủ yếu ở Bắc Âu và cũng giàu dinh dưỡng như những loại rong khác. Dulse đỏ có thể kết hợp với loại đậu, ngũ cốc, súp hay nước sốt.

11. Rong biển mozuku:

Mozuku xuất hiện chủ yếu ở cực nam Okinawa (Nhật Bản) và có màu nâu sẫm. Loại rong này cũng có tác dụng chống bệnh ung thư.

12. Rong biển tosaka:

Tosaka có ba màu khác nhau là đỏ, xanh lá và trắng. Bạn có thể dùng rong biển này để ăn sống, ăn kèm với salad hoặc nấu canh.

13. Rong biển ogonori:

Ogonori có màu xanh, nâu và dạng sợi nhỏ, khi ăn rất giòn và ngon. Loại rong này có thể phơi khô để bảo quản và có khả năng giúp thanh lọc gan. Bạn có thể dùng loại rong này trong món gỏi hoặc salad.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

14. Rong nho:

Rong nho thường xuất hiện ở duyên hải Nam Trung bộ với màu xanh tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, loại rong này có mùi khá tanh nên có thể hơi khó ăn đối với một số người. Bạn có thể dùng rong nho để nấu canh hải sản, làm gỏi, ăn kèm với đậu hũ hoặc một số loại rau khác.

15. Rong biển chỉ vàng:

Loại rong này xuất xứ ở Quảng Nam và có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể. Đây là loại rong không tanh mà còn có vị ngọt nhẹ.

 

Những tác dụng của rong biển mà chưa chắc bạn đã biết

Dù là rong biển đỏ hay xanh, rong biển khô hay tươi thì loại thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe.

1. Tác dụng của rong biển giúp hỗ trợ tuyến giáp

Tuyến giáp tiết ra hormone giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng, sản xuất năng lượng, sinh sản và chữa lành các tế bào bị tổn thương trong cơ thể. Thế nhưng, bộ phận này cần iốt để hoạt động hiệu quả và tạo ra hormone. Không có đủ iốt, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng như thay đổi cân nặng, mệt mỏi hoặc bướu cổ.

Theo khuyến cáo, bạn nên ăn khoảng 150mcg iốt mỗi ngày để tuyến giáp khỏe mạnh. Vậy nên, bổ sung rong biển là cách hỗ trợ tuyến giáp vì loại thực phẩm này có khả năng hấp thụ iốt từ đại dương rất tốt. Hàm lượng iốt trong rong tùy thuộc vào loại, nơi trồng và cách chế biến. Trên thực tế, một miếng rong biển khô có thể cung cấp khoảng 11% lượng iốt bạn cần mỗi ngày.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

2. Tác dụng của rong biển giúp cung cấp vitamin và khoáng chất

Rong biển cũng chứa một lượng nhỏ vitamin A, C, E và K cùng với folate, kẽm, natri, canxi và magie. Ngoài ra, một số loại rong cũng chứa tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Rong biển cũng có thể là một nguồn chất béo omega-3 và vitamin B12 dồi dào. Thực tế, rong biển xanh và tím khô chứa một lượng đáng kể vitamin B12. Một nghiên cứu đã chỉ ra trong 4g rong nori chứa 2.4mcg vitamin B12, tương đương 100% lượng vitamin B12 bạn cần mỗi ngày.

3. Tác dụng của rong biển giúp cung cấp chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có thể khiến các gốc tự do ít hoạt động và ít có khả năng ảnh hưởng tới các tế bào hơn. Điều này sẽ giúp bạn ngừa một số bệnh như bệnh tim và tiểu đường.

Ngoài việc chứa các vitamin A, C và E chống oxy hóa, rong biển còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi như flavonoid và carotenoid. Những chất này có thể bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do.

Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường và các chế độ ăn phù hợp

4. Tác dụng của rong biển giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột tốt và xấu có thể khiến bạn gặp vấn đề sức khỏe.

Rong biển là một nguồn chất xơ dồi dào giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột vì chất này là nguồn thức ăn cho vi khuẩn trong ruột già. Chất xơ có thể chiếm khoảng 25 – 75% trọng lượng khô của rong biển, cao hơn hàm lượng chất xơ của hầu hết các loại trái cây và rau quả. Ngoài chất xơ, đường trong rong có tên polysaccharide sunfate cũng giúp tăng sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột.

5. Tác dụng của rong biển giúp giảm cân

Rong biển chứa nhiều chất xơ mà lại không có calo nên thích hợp cho những ai muốn giảm cân. Chất xơ trong rong cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và trì hoãn cơn đói.

Rong biển cũng có tác dụng chống béo phì. Đặc biệt, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy một chất trong rong biển có tên fucoxanthin có thể giúp giảm mỡ trong cơ thể. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy những con chuột ăn fucoxanthin giảm cân còn những con chuột ăn chế độ ăn khác thì không. Kết quả cũng cho thấy fucoxanthin làm tăng lượng protein chuyển hóa chất béo ở chuột.

6. Tác dụng của rong biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, hút thuốc, thụ động và thừa cân. Rong biển có thể giúp bạn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol trong máu.

Bệnh tim cũng có thể do tình trạng đông máu. Trong trường hợp này, một loại carbohydrate có tên fucan trong rong biển có thể giúp bạn ngăn ngừa máu đông. Trên thực tế, một nghiên cứu trên động vật cho thấy fucan chiết xuất từ ​​rong biển ngăn ngừa đông máu hiệu quả ngang bằng thuốc chống đông máu. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết peptide trong loại thực phẩm này có thể ngăn chặn một phần chứng tăng huyết áp, giúp tim mạch khỏe hơn.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

7. Tác dụng của rong biển giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng xuất hiện khi cơ thể không thể cân bằng lượng đường trong máu. Việc ăn rong biển là một cách hỗ trợ những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất khả thi.

Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 60 người Nhật Bản cho thấy fucoxanthin trong rong biển nâu có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, những người tham gia đã nhận được một loại dầu rong biển có chứa 0mg, 1mg hoặc 2mg fucoxanthin. Những người nhận được 2mg fucoxanthin đã cải thiện lượng đường trong máu tốt hơn so với nhóm nhận 0mg. Nghiên cứu cũng ghi nhận những người bị kháng insulin do di truyền và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao cũng có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn nhờ loại thực phẩm này.

 

Bí quyết khử mùi tanh của rong biển khi nấu ăn

Rong biển thường có mùi tanh đặc trưng và điều này làm nhiều người dù cố gắng cũng không thể ăn nổi. HITA sẽ mách nhỏ cho bạn một số cách khử hoặc làm dịu bớt mùi tanh của rong biển khi chế biến các món ăn nhé.

 

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 1. Rửa rong biển với muối

Rong biển đem ngâm nước lạnh 5 – 10 phút cho nở ra rồi chắt hết nước, bóp nhẹ với một chút muối rồi đem rửa sạch với nước. Rong biển sau khi bóp muối sẽ khử được phần lớn mùi tanh và nhớt.

Có thể bạn quan tâm:  Những điều bạn chưa biết về nấm đông cô và cách chế biến chúng

 2. Ngâm rong biển với gừng

Khi ngâm rong biển khô với nước hãy cho vào thêm một ít gừng tươi băm nhỏ. Khi rong biển hút nước nở ra mùi gừng sẽ khử được mùi tanh của rong biển.

 3. Ướp rong biển với dầu mè và gia vị trước khi nấu

Rong biển sau khi ngâm và xé ra kích cỡ thích hợp, bạn có thể ướp chung với một ít muối, bột nêm và dầu mè trước khi chế biến. Mùi gia vị và dầu mè thấm vào sợi rong sẽ rất thơm ngon.

 4. Sử dụng các loại gia vị có mùi thơm

Với một số món ăn, sử dụng các loại gia vị thơm như hành, tỏi, mè,… chế biến cùng rong biển sẽ làm át đi phần nhiều mùi tanh của rong biển.

Cách nấu nước sâm rong biển giải khát cho ngày hè

Nước sâm rong biển là thức uống bổ sung lượng nước tốt cho cơ thể. Theo nhiều bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc cung cấp nước bằng những thức uống “hạ nhiệt” là vô cùng cần thiết. Những ngày hè nắng nóng, bạn không thể bỏ qua cách làm nước sâm rong biển chăm sóc cho cả nhà và chính mình đâu nhé!

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 1. Nguyên liệu cần có

  • Rong biển: 90gr.
  • Gừng: 30gr.
  • La hán quả: 3 quả.
  • Lá thuốc giòi: 40gr.
  • Cây mã đề: 40gr.
  • Bông cúc: 10gr.
  • Bông ngò: 40gr.
  • Râu bắp: 40gr.
  • Đường phèn: 150gr.
  • Dụng cụ: nồi nấu trà, túi đựng trà bằng vải, muỗng gỗ khuấy…

 2. Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu

  • Gừng: thái sợi nhỏ.
  • La hán quả: đập dập tách vỏ.
  • Lá thuốc giòi, cây mã đề, bông ngò, râu bắp: rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Cách Ngâm Rong Biển Không Bị Tanh

  • Vậy nước sâm rong biển nấu như thế nào để không bị tanh?
  • Đầu tiên, bạn cho 100gr rong biển vào 500ml nước lọc. Sau đó, bạn cắt sợi 30gr củ gừng cho vào hỗn hợp rong biển đang ngâm để khử mùi tanh. Ngâm khoảng 2 – 3 phút thì rửa sạch lại bằng nước và để ráo nước.

Bước 3: Bí Quyết Nấu Nước Sâm Rong Biển

  • Bạn cho 3 quả la hán quả đã được bóc vỏ vào túi đựng trà bằng vải, cột kín lại.
  • Tiếp đến, đun sôi một nồi nước khoảng 2,5 lít. Cho vào nồi gồm: rong biển, la hán quả khoảng 40 phút ở lửa liu riu.
  • Khi nước sâm rong biển ra hết chất, bạn mới cho vào các nguyên liệu còn lại: lá thuốc giòi, cây mã đề, bông cúc, bông ngò, râu bắp.

Sau đó, bạn cho thêm 150gr đường phèn vào nấu chung, tùy theo sở thích uống ngọt mà bạn gia giảm lượng đường nhé. Nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp là được.

Cuối cùng, bạn lọc nước sâm qua rây, bỏ phần cốt đã nấu và giữ lại phần nước sâm rong biển.

Vậy là bạn đã hoàn thành nước sâm rong biển chỉ với 3 bước thôi đấy! Giờ thì hãy thưởng thức những ngụm nước sâm mát lạnh nào!

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

 

Các tìm kiếm liên quan đến tác dụng của rong biển

  • tác dụng của rong biển trắng
  • tác dụng của rong biển với bà bầu
  • uống nước rong biển có tác dụng gì
  • ăn rong biển đúng cách
  • cây rong biển
  • rong biển khô
  • rong biển hàn quốc
  • cách nhận biết rong biển giả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.