Sự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung Quốc
Sự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung Quốc
Trà ở mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi khu vực khác nhau sẽ có những hương vị đặc trưng khác nhau, nhưng chúng đều được sản xuất từ lá của cây trà Camellia sinensis. Chúng thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có lượng mưa tối thiểu là 127 cm mỗi năm. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính.
Sự khác nhau giữa trà Trung Quốc và trà Việt Nam là từ cách thức chế biến trà. Quy trình chế biến của trà Trung Quốc và Trà Việt cũng rất khác nhau dẫn đến hương vị trà của mỗi nơi lại có những đặc điểm khác nhau.
– Trà Việt Nam thì luôn luôn phải đậm đà từ tiền vị cho đến hậu vị. Khi uống trà việt bạn sẽ cảm nhận được được vị đắng chát trong miệng đến hậu vị ngọt trên đầu lưỡi.
– Trà Trung Quốc thì có vị rất nhẹ nhàng và những hương thơm đặc trưng của từng loại trà do quá trình chế biến mà có. Bạn sẽ từ từ cảm nhận được hương thơm nhẹ nhàng và hậu vị ngọt trên đầu lưỡi.
Điều đặc biệt là trà trung quốc ở từng mùa sẽ có hương vị khác nhau, chỉ trà được sản xuất vụ đó mới có đúng hương vị đấy. Đây cũng là điểm khác biệt rất lớn giữa trà Trung Quốc và Trà Việt Nam.
Đồng thời hương thơm của trà đều hoàn toàn tự nhiên do quá trình chế biến mà thành, quý vị sẽ dễ dàng tận hưởng được những hương thơm nhẹ nhàng thanh mát và ngọt hậu vị.
– Chọn quà trung thu sang trọng và ý nghĩa
Sự khác biệt nữa giữa trà Việt Nam và trà Trung Quốc là ở quá trình pha trà và thưởng thức trà.
– Khi pha trà trung quốc thì thường sử dụng nước đun sôi để nguội còn khoảng 85-95 độ C và thời gian ngâm trà rất ngắn khoảng 1 phút đến 1 phút 30s là phải rót ra uống. Tránh ngâm trà quá lâu sẽ làm cho trà bị cháy và mất đi cái hương vị thơm ngon, nhẹ nhàng của nó.
– Còn đối với trà Việt thì cần sử dụng nước sôi 100 độ để pha và ngâm trà càng lâu thì vị của trà càng đậm đặc.
– Trà thảo mộc nên sử dung hằng ngày
Hầu như người việt đều đã quen với hương vị trà đậm đặc nên trà tiền vị cũng phải đậm đà, hậu vị phải sâu và lâu. Nên khi uống trà việt mọi người sẽ cảm nhận được đầy đủ vị từ vị đắng chát, đến vị ngọt.
Vì vậy, những người đã quen với vị đậm đà chan chát của trà Việt rồi thì khi mới uống trà Trung Quốc vào thì sẽ chê “nhạt như nước ốc.”.
Nhưng nếu thưởng thức vài lần chắc chắn bạn sẽ thấy được hương vị tuyệt vời của trà Trung Quôc từ vị thanh nhẹ nhàng cho tới những hương thơm tự nhiên của trà hoàn toàn là do phương pháp chế biến mà ra.
Do đó, tùy vào từng khẩu vị của mỗi người để lựa chọn cho mình loại trà phù hợp. Nếu bạn thích vị đậm đà đắng chát thì nên sử dụng các loại trà Việt như trà Thái Nguyên, trà Shan tuyết cổ thụ, trà Suối Giàng…Còn nếu thích hương vị nhẹ nhàng không quá đắng chát, và từ từ cảm nhận hương vị ngọt trên đầu lưỡi thì nên sử dụng trà Trung Quốc như trà thiết quan âm, trà long tỉnh, bạch trà, trà mao phong…
Bài gốc: Thích Uống Trà
News Thông tin cà phê
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Colombia
ContentsSự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung QuốcRelated posts: Chuyện hạt cà ...
News Thông tin cà phê
Cà Phê Papua New Guinea – Hương vị bí ẩn từ Châu Đại Dương
ContentsSự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung QuốcRelated posts: Cà Phê Papua ...
Thông tin cà phê News
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Ethiopia
ContentsSự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung QuốcRelated posts: Hạt cà phê ...
Tin tức Nổi bật Specialty Coffee Thông tin cà phê
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết. Bạn là Barista theo ...
News Thông tin cà phê
Arabica và Robusta: Sự khác biệt về hương vị
ContentsSự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung QuốcRelated posts: Arabica và Robusta: ...
News Thông tin cà phê
Cảm quan về các hạt cà phê trên thế giới
ContentsSự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung QuốcRelated posts: Cảm quan về ...
News Thông tin cà phê
Vòng tròn hương vị cà phê – Coffee Taster’s Flavor Wheel
ContentsSự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung QuốcRelated posts: Vòng tròn hương ...
Thông tin cà phê
Lịch sử cảm quan của ngành cà phê
ContentsSự khác biệt giữa trà Việt Nam và Trà Trung QuốcRelated posts: Lịch sử cảm ...