Cách làm đậu hũ chay thơm ngon và dễ chế biến tại nhà

Từ lâu đậu hũ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng lại thơm ngon. Chuyên mục vào bếp của HITA xin mách bạn cách làm đậu hũ siêu dễ ngay tại nhà.

 1. Đậu hũ sốt cà chua 

Đậu hũ với vị beo béo kết hợp với vị chua nhẹ của cà chua sẽ tạo nên một hương vị khó quên trong mâm cơm chay của gia đình bạn.

  • Nguyên liệu và dụng cụ:

– 3 miếng đậu hũ .

– 100g chả lụa chay.

– 3 trái cà chua.

– 1 ít hành boa rô.

– Hành lá, hạt nêm chay, dầu ăn…

– Bếp, nồi, thớt, dao…

HITA bật mí cách làm đậu hũ chay đi kèm với nhiều món ăn khác nhau 4

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Cà chua rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi cho dễ bóc vỏ. Sau đó lột vỏ và xay hoặc băm thật nhuyễn.

Bước 2: Chả lụa cắt miếng vừa ăn, đậu hũ cắt khối vuông rồi chiên vàng.

Bước 3: Phi thơm hành boa rô băm nhuyễn, sau đó cho cà chua đã xay nhuyễn vào đun ở lửa vừa. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho đậu hũ cùng với chả lụa chay vào đun thêm 15 phút nữa cho thấm gia vị.

Bước 4: Tắt bếp thêm tiêu và hành lá cắt nhuyễn là có thể dùng được.

 2. Đậu hũ nhồi hạt sen 

Khác với các món đậu hũ kho khác, khi kết hợp với hạt sen sẽ tạo cho món ăn mùi vị thơm ngon, bùi bùi và hạt sen còn có công dụng giúp an thần và dễ ngủ.

cách làm đậu hũ

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

  • Nguyên liệu và dụng cụ:

– 3 miếng đậu hũ chiên.

– 100g hạt sen tươi đã bỏ nhuỵ đắng (nếu không có hạt sen tươi có thể dùng hạt sen khô).

– 30g nấm mèo.

– Hành boa rô.

– Gia vị: Dầu ăn, tương cà, dầu hào chay, hạt nêm chay, nước tương, đường…

  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, nấm mèo ngâm nở băm nhỏ, hành boa rô băm nhỏ. Luộc chín hạt sen.

Bước 2: Dùng muỗng khoét hết phần ruột của đậu hũ rồi trộn phần ruột này với nấm mèo đã băm nhỏ, hạt sen đã luộc (chừa lại 1 ít để trang trí). Nêm nếm gia vị vừa ăn: 1/2 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1/2 muỗng dầu hào chay, 1 muỗng cà phê nước tương.

Bước 3: Chiên vàng đậu hũ đã nhồi nhân. Sau đó, phi thơm 1 ít hành boa rô rồi cho 3 muỗng canh tương cà vào xào, thêm 1 ít nước và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 4: Cho đậu hũ đã chiên vàng vào, khi nước sốt sôi lăn tăn thì trở mặt còn lại của đậu hũ lại đun thêm 5 phút nữa cho thấm gia vị và tắt bếp.

 3. Đậu hũ chiên sốt ngũ sắc

Từng miếng đậu hũ chiên vàng giòn kết hợp với sốt ngũ sắc đậm đà hương vị, chắc chắn sẽ đánh gục bất kỳ tín đồ ẩm thực khó tính nhất.

  • Nguyên liệu và dụng cụ:

– 2 miếng đậu hũ trắng.

– 50g hạt sen tươi đã lấy nhuỵ đắng.

– 50g đậu hoà lan.

– 1/2 trái bắp Mỹ đã luộc chín.

– 1/2 củ cà rốt.

– 50g nấm đông cô.

– 1 củ gừng nhỏ.

– 1 ít bột bắp.

– Hành boa rô, ngò rí.

– Gia vị: hạt nêm chay, nước tương, dầu hào chay…

cách làm đậu hũ

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

  • Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu. Băm nhỏ gừng và hành boa rô. Ngâm nấm đông cô cho nở rồi cắt nhỏ. Cà rốt cắt hạt lựu, bắp tách hạt, đậu hũ cắt lát mỏng.

Bước 2: Luộc sơ đậu hoà lan, cà rốt, hạt sen. Sau đó phi thơm gừng và hành boa rô rồi cho đậu, cà rốt, hạt sen vào chảo xào chín cùng bắp và nấm đông cô đã cắt nhỏ. Thêm 1 ít nước vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi nước sốt sôi thì hoà tan 1 ít bột bắp với nước cho vào sốt để tạo độ sánh rồi tắt bếp.

Bước 3: Chiên vàng giòn đậu hũ. Khi ăn rưới phần sốt lên đậu hũ đã chiên là được.

Có thể bạn quan tâm:  HITA bật mí công thức và cách làm bánh giò chay siêu ngon

 4. Đậu hũ cuốn lá lốt 

Đậu hũ cuốn lá lốt là món ăn chay được nhiều người yêu thích, món ăn này vừa lạ vừa quen, thanh đạm lại cực kỳ dễ làm.

  • Nguyên liệu và dụng cụ:

– 2 miếng đậu hũ trắng.

– 20 cái lá lốt.

– 1 ít nấm mèo.

– 30g nấm đông cô.

– Hạt nêm chay, dầu ăn…

cách làm đậu hũ

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

  • ​Các bước thực hiện:

Bước 1: Ngâm nở nấm mèo và nấm đông cô rồi cắt sợi rồi xào chín. Cắt sợi thêm 2 – 3 cái lá lốt.

Bước 2: Nghiền nhuyễn đậu hũ trắng rồi trộn với phần lá lốt đã cắt nhuyễn, sau đó cho phần nấm đã xào chín vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Bước 3: Trải lá lốt ra thớt, lật mặt láng của lá xuống dưới rồi cho phần nhân vào cuộn lại.

Bước 4: Cho 1 ít dầu ăn vào chảo chống dính rồi rán chín.

 5. Canh rong biển đậu hũ chay 

Canh rong biển bổ dưỡng thanh mát nay kết hợp thêm với đậu hũ, nấm, cà rốt càng tăng thêm hương vị và bỗ dưỡng.

cách làm đậu hũ

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

  • Nguyên liệu và dụng cụ:

– 5g rong biển khô.

– 70g nấm kim châm.

– 1 củ cà rốt nhỏ.

– 1 cây hành boa rô.

– 2 miếng đậu hũ trắng.

– 30g nấm rơm.

– 1 củ cải trắng nhỏ.

– Gia vị: hạt nêm chay, dầu ăn, ngò rí…

– Hạt nêm chay, dầu mè…

  • ​Các bước thực hiện:

Bước 1: Ngâm cho rong biển khô nở ra rồi cắt miếng vừa ăn. Đậu hũ trắng cắt miếng vuông. Củ cải trắng cắt khối vuông vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa. Hành boa rô cắt lát mỏng phần thân, phần lá cắt nhỏ. Nấm kim châm, nấm rơm rửa sạch cắt bỏ phần gốc.

Bươc 2: Phi thơm hành boa rô với 1 ít dầu ăn rồi cho củ cải, nấm rơm và 1 lít nước lạnh vào nấu. Khi nước sôi, hớt bọt rồi tiếp tục cho cà rốt, đậu hũ vào. Nước sôi lần 2 thì cho rong biển, nấm kim châm vào, nấu thêm 2 phút nữa thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Hy vọng với 5 món ăn hấp dẫn từ đậu hũ trên mâm cơm chay nhà bạn sẽ thêm đậm đà, phong phú hơn. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ cảm nhận cũng như thắc mắc của mình trong quá trình nấu nướng với HITA nhé!

Ăn đậu hũ có béo không? Tác dụng của đậu hũ đối với sức khỏe

Đậu hũ là thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Do đậu hũ có vị béo ngậy nên nhiều người thắc mắc ăn đậu hũ có béo không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này.

 1. Ăn đậu hũ có tác dụng gì?

Trong đậu hũ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E và không chứa cholesterol, ít carbohydrate nên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Ngăn ngừa bệnh tim

Trong đậu hũ có chứa isoflavone có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể. Nhờ đó mà tăng cường sức khỏe tim mạch.

  • Ung thư

Nguồn selen dồi dào cùng những khoáng chất cần thiết có tác dụng chống oxy hóa. Từ đó, ngăn ngừa ung thư đường ruột. Ngoài ra, ăn đậu hũ với số lượng vừa phải cũng giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông. Theo nhiều nghiên cứu còn cho rằng, ăn ít nhất 10 mg đậu hũ mỗi ngày giúp giảm tái phát ung thư vú tới 25%.

  • Bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành giúp làm giảm lượng đường trong máu.

  • Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Hàm lượng canxi dồi dào trong đậu hũ rất có lợi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh khi mất cân bằng mức độ estrogen trong cơ thể. Ăn nhiều đậu hũ giúp giảm các cơn nóng trong người, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, viêm khớp dạng thấp.

  • Làm chậm quá trình lão hóa

Một lợi ích không thể không kể đến của đậu hũ chính là làm chậm quá trình lão hóa. Thường xuyên ăn đậu hũ giúp tăng độ đàn hồi của da làm căng da mặt. Ngoài dùng để ăn, bạn có thể chế mặt nạ từ đậu hũ để đắp mặt.

  • Ngăn ngừa rụng tóc

Thành phần chủ yếu của tóc chính là protein có tên là keratin. Ăn đậu hũ sẽ cung cấp lượng protein cần thiết để mái tóc luôn khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:  Ăn chay trường là gì?

cách làm đậu hũ

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

 2. Ăn đậu hũ có béo không?

Câu trả lời là không. Ngược lại ăn đậu hũ giảm cân hiệu quả. Do đậu hũ có hàm lượng chất béo và calo cực thấp. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và canxi dồi dào. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên chiên, rán hay nấu đậu hũ cùng với những thực phẩm giàu chất béo hay có lượng calo cao thì sẽ không đảm bảo được điều này. Vì vậy, để ăn đậu hũ giảm cân đạt kết quả tốt thì bạn nên chế biến các món hấp, luộc hay nấu canh thanh đạm.

Những thực phẩm NÊN và KHÔNG NÊN ăn cùng ĐẬU HŨ

Đậu hũ là một món ăn khá giàu dưỡng chất và cực phổ biến. Tuy nhiên để tốt nhất cho sức khỏe, bạn không nên ăn đậu hũ cùng với những thực phẩm sau.

 1. Những thực phẩm nên ăn cùng đậu hũ

  • Củ cải

Hàng ngày bạn có thể ăn đậu hũ cùng với củ cải. Theo nhiều nghiên cứu, đậu hũ ăn chung cùng củ cải rất có lợi cho sự hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng cũng giúp điều trị chứng cảm mạo, ho hen.

  • Cải thìa

Ăn đậu hũ với cải thìa ngoài giúp trị ho, ngưng hen còn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

  • Bầu

Trong trái bầu có chứa interferon – một chất giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác dụng kháng vi rút và u bướu. Trong khi đó, đậu hũ chứa nhiều protein thực vật. Chính vì thế khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có thể phòng cảm cúm hiệu quả.

  • Lá hẹ

Trong đậu hũ có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế khi ăn ăn chung với hẹ có thể điều trị táo bón. Món ăn này cũng được coi là bài thuốc hiệu quả với người bị táo bón.

Theo các tài liệu Đông y, sò có tác dụng dưỡng âm nhuần táo, lợi tiểu tiêu sưng, ngưng khát. Còn đậu hũ thanh nhiệt giải độc. Vì thế, ăn 2 thực phẩm này kết hợp giúp trị huyết không đủ, da khô.

  • Nấm hương

Đậu hũ có thể ăn cùng nấm hương cũng giúp phòng chống ung thư hiệu quả và rất tốt cho cơ thể. Đây cũng được coi là món ăn bạn nên ăn thường xuyên.

  • Tôm

Nếu như đậu hũ có nhiều protein thì tôm lại có chứa khá nhiều loại nguyên tố vi lượng. Vì thế món ăn này cũng rất tốt cho người bị chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, béo phì.

Cá cũng chứa nhiều protein và nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Còn đậu hũ cũng chứa lượng lớn protein thực vật.

Hai món này kết hợp giúp đẩy sự hấp thu calcium giúp phòng bệnh còi xương, loãng xương.

  • Thịt dê

Nhiều người cho rằng, ăn thịt dê tốt nhất nên ăn chung với đậu hũ vì chúng giúp bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng, thanh nhiệt, ngừng khát.

  • Gừng

Khi ăn đậu hũ, bạn có thể ăn chung với gừng. Bởi vì chúng không những là bài thuốc tốt cho phổi mà còn có thể trị ho. Đây cũng là bài thuốc bạn nên ăn thường xuyên.

HITA bật mí cách làm đậu hũ chay đi kèm với nhiều món ăn khác nhau 5

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

 2. Những thực phẩm không nên ăn cùng đậu hũ

Khi ăn đậu hũ, bạn tuyệt đối tránh kết hợp với những thực phẩm dưới đây nhé.

  • Trứng gà

Theo Đông y, bạn không nên ăn đậu hũ với trứng gà. Bởi cả hai đều rất giàu protein, ăn chung sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.

  • Sữa bò

Khi ăn đậu hũ  bạn cũng không nên ăn chung với sữa bò. Bởi vì khi ăn chung 2 thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.

  • Rau cải bó xôi

Trong rau cải bó xôi có chứa nhiều chất diệp lục, sắt và axit oxalic. Bên cạnh đó, đậu hũ chứa nhiều protein, chất béo và calcium. Vì thế khi kết hợp ăn 2 thực phẩm này sẽ lãng phí calcium.

  • Hành

Khi ăn đậu hũ, bạn tuyệt đối không nên ăn cùng hành. Vì trong hành có chứa lượng lớn axit oxalic. Những calcium trong đậu phụ khi kết hợp với chất này sẽ kết hợp với axit oxalic thành calcium oxalate.

Chất này sẽ giúp quá trình hấp thụ calcium của cơ thể khó khăn, lâu ngày sẽ gây thiếu canxi trầm trọng.

  • Mật ong
Có thể bạn quan tâm:  Vegan là gì? Vegetarian là gì?

Khi ăn đậu phụ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzyme còn đậu phụ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.

Tác dụng của đậu hũ tốt cho sức khỏe của bạn thế nào?

Tác dụng của đậu hũ chẳng kém những món sơn hào hải vị khác mà lại dễ mua và dễ nấu hơn rất nhiều. Bạn hãy thử thêm vào thực đơn món ăn thanh đạm nhưng rất bổ dưỡng này để thay đổi khẩu vị nhé!

1. Ngừa bệnh tim mạch

Chất isoflavine trong đậu hũ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu LDL. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu hũ hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tiêu thụ protein từ đậu hũ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bạn nên ăn ít nhất 25g protein đậu hũ mỗi ngày để kiểm soát mức cholesterol.

HITA bật mí cách làm đậu hũ chay đi kèm với nhiều món ăn khác nhau 6

Hình ảnh: cách làm đậu hũ

2. Giảm nguy cơ bệnh ung thư

Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu hũ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Tuy từng có thông tin đậu hũ có thể dẫn đến ung thư vú do isoflavone có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, song nếu bạn tiêu tụ ít hơn 350g mỗi ngày thì việc ăn các sản phẩm từ đậu nành không hề gây ảnh hưởng.

3. Phòng bệnh tiểu đường tuýp 2

Những người mắc tiểu đường tuýp 2 thường gặp bệnh thận, từ đó khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ tiêu thụ protein đậu hũ bài tiết ít protein hơn so với những người chỉ tiêu thụ protein động vật. Vậy nên, thói quen ăn đậu hũ điều độ mang đến lợi ích cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.

4. Cải thiện chức năng thận

Protein, và đặc biệt là protein trong đậu hũ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Đậu hũ ngoài chứa nhiều protein còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu nên có tác dụng tích cực với những người mắc bệnh thận mãn tính.

5. Giảm loãng xương

Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp bạn tăng mật độ khoáng trong xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng loãng xương do tuổi tác.

6. Ngừa tổn thương gan

Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu hũ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.

7. Giảm triệu chứng mãn kinh

Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu hũ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.

8. Ngừa các bệnh về não

Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu hũ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho rằng tác dụng của đậu hũ đối với bệnh nhân Alzheimer là tích cực.

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

 

Các tìm kiếm liên quan đến cách làm đậu hũ

  • cách làm đậu hũ nhật
  • cách làm đậu hũ đá
  • cách làm đậu hũ sữa tươi
  • cách làm đậu hũ non chiên giòn
  • cách làm đậu hũ non bằng đường nho
  • cách làm đậu hũ non không dùng thạch cao
  • cách làm đậu hũ non từ đậu nành cho bé
  • cách làm đậu hũ thối

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.