Phổ Nhĩ Lão Trà Đầu

Phổ Nhĩ Lão Trà Đầu là 1 chủng loại của Trà Phổ Nhĩ, lá trà vón thành cục, thành bản, thành khối trong quá trình lên men Trà Phổ Nhĩ. Ngoại hình là từng khối, cục, hoặc là viên tròn, do người làm chất lá trà thành đống, sau đó lá trà lên men mà thành. Phổ Nhĩ Lão Trà Đầu khi pha có nước màu đậm, pha hãm được nhiều lần.

phổ nhĩ lão trà đầu

Giới thiệu qua về Phổ Nhĩ Lão Trà Đầu

Trà đầu có nghĩa là chỉ trà kết đống trong quá trình đắp đống ủ lên men của Trà Phổ Nhĩ. Trà Đầu với độ lên men thông thường, chứa hàm lượng chất bên trong rất phong phú, nước trà rất đậm mùa, pha được rất nhiều nước, nhưng điều lạ là dù có pha đến nước cuối cùng thì sẽ có những sợi trà không nở ra, vẫn cứ dính đặc vào nhau.

viên phổ nhĩ lão trà đầu

Trà Phổ Nhĩ Chín đều phải trải qua khâu người làm rắc nước, đắp đống lên men mà thành, trong quá trình lên men này, ở giữa những đống trà sẽ có nhiệt độ tăng cao, lá trà sẽ tự lên men bởi tác động của axit bên trong nó, dần dần lá trà sẽ chín ngấu. Trong quá trình này, người làm trà cần phải lật đảo trà trong thời gian nhất định, để tránh việc nhiệt độ bên trong đống trà lên quá cao khiến cho trà bị hỏng.

Trong quá trình lật đảo trà không ngừng, sẽ khiến lá trà tiết ra 1 chút nhựa gây dính bết, chính vì thế mà lúc nào lá trà sẽ dính chắt với nhau thành từng cục từng cục. Đợi cho lá trà lên mên hoàn tất, người ta sẽ tác từng cục trà này ra, sau đó mới lại cho vào đống trà, có những cục trà dính chắt với nhau quá khiến cho quá tách chúng ra làm cho lá trà bị vỡ vụn, chính vì thế mà phải loại và để chúng riêng ra, từ đó biến thành “cục trà” và cũng được gọi là “lão trà đầu”.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về trà Long Tỉnh

Lựa chọn và Pha Hãm Phổ Nhĩ Lão Trà Đầu

Để lựa chọn Trà Phổ Nhĩ Lão Trà Đầu, chúng ta cần phả loại bỏ những cục trà tương đối rời rạc, những cục này giống như cục đá nhỏ, còn những cục trà có sợi trà có kết dính chặt chẽ, bề mặt sạch sẽ, hương thơm thuần khiết, vị phải dịu, nước trà có màu trong suốt, vị như bình thường, không có vị lạ thì mới nên uống.

phổ nhĩ lão trà đầu và màu nước

Trà Đầu không phải là phế phẩm, mà đây là trà có phẩm chất ưu tú, là sản phẩm chất lượng, cần bảo quản tốt. Nếu như cố gắng tách chúng ra, không phải là không tác được mà sẽ khiến mất rất nhiều thời gian, đồng thời gây ra nhiều trà vụn. Lão Trà Đầu lâu năm, chỉ cần rửa 1 lần là sạch, còn Lão Trà đầu mới thì nên rửa từ 1 lần (20 giây) hoặc 2 lần (10 giây một lần là được.

Có những loại Lão Trà dầu kết dính với nhau rất chặt, qua nhiều lần pha hãm cũng không hề bị rời ra, nhưng chí ít cũng phải thấy được rõ ràng cành lá, nhìn sơ qua sẽ thấy ngay. Còn nếu pha trà mà thấy lá trà bị tách riễng rẽ nằm dưới đáy hoặc màu nước trà bị đục, thì tuyệt nhiên không nên uống, sau khi pha trà nên quan sát nước trà có trong suốt hay không, hoặc mùi kỳ lạ hay không

Phương pháp bảo quản Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ càng để lâu càng thơm, được mệnh danh là “cổ vật có thể uống”, vì thế Trà Phổ Nhĩ có giá trị sưu tầm rất lớn, Phổ Nhĩ có niên đại càng lâu thì giá lại càng cao, vị càng tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm:  Quy trình sản xuất trà Thiết Quan Âm ở An Khê

màu nước phổ nhĩ lão trà đầu

Trà phổ Nhĩ có chất lượng tốt, thông thường mỗi năm có thể tăng từ 10 đên 15% giá trị. “Càng Cũ Càng Thơm” để được như thế thì do rất nhiều nhân tố quyết định, chủ yếu được quyết định yếu tối môi trường bảo quản, đặt tính tố chất của trà, giới hạn số năm bảo quản… Do đặc tính của lá trà, giới hạn số năm bảo quản của trà chỉ có thể được xác định bởi các chuyên gia thẩm định, cũng như phán đoán và xác định, mà không hề có một quy chuẩn nào cố định. Hiện nay lại có rất nhiều thương nhân bất hợp pháp, lợi dụng lòng tin của người mua, họ làm ẩm nơi kho bảo quản, rồi để trà ở những nơi không được thông thoáng, khiến cho lá trà có vẻ như đã được cất giữ lâu năm.

Dựa vào sự hiểu biết của những người sưu tập trà phổ nhĩ, muốn sưu tầm bánh trà phổ nhĩ cần chú ý 1 số những điều sau: đầu tiên cần nhận biết phân biệt rõ trà mới và trà cũ.Những năm 70 của thể kỷ trước, lão trà về cơ bản chủ yếu lấy bánh màu xanh (thanh bính), sinh trà là chủ yếu, thậm chí còn không trải qua khâu lên men, chỉ lấy trà xanh làm héo, phơi khô, ép hấp nhiệt sau đó khô lạ mà thành bánh trà, trà tơi ko bị đóng bánh thì gọi là sinh trà(thanh bính phổ nhĩ), cứ vậy để tiếp xúc với không khí, tự biến hóa mà xuất hiện quá trình lên men, thời gian bảo quản càng lâu, trà càng thuần vị.Hơn nữa thông qua kỹ thuật điều chỉnh nhiệt độ, dưới 1 độ ẩm nhất định lá trà sẽ lên men tạo thành độ chín “thục bính phổ nhĩ”,trà lên men chín ngấu đã có định tính, thời gian lưu giữ dài ngắn cũng không làm biến đổi tố chất của trà. Tiếp theo cần phân biệt rõ vị trí bảo quản:

  1. Nhất định phải được bao quản ở nơi khô ráo, không được ẩm mốc, giúp cho trà chuyển hóa chậm rãi, nhưng bù lại trà sẽ đảm bảo được chất lượng và đặc tính vốn có của trà. Kho lưu trữ khô giúp cho quá trình chuyển hóa chậm thông qua nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí mà tiếp tục lên men.
  2. Độ ẩm không được biến đổi thất thường, cao quá hoặc thấp quá, chênh lệch nhiệt độ diễn ra thất thường sẽ ảnh hưởng đến vị nước trà, làm cho nước trà bị cứng.
  3. Tránh nơi có nhiều mùi lạ, bởi lá trà có khả năng hấp thụ mùi, một nắm lá trà khô cũng đủ để hút hết mùi lại trong khoảng không gian nhất định, chính thế mà cần tranh nơi có mùi lạ, nếu không hương của trà sẽ không còn nguyên vẹn
  4. Sử dụng lá Trúc để đóng gói trà, bởi theo quan niệm xưa trà cần dùng lá trúc đóng gói, vì như thế sẽ làm lợi cho quá trình lên men sau này, vừa giúp loại bỏ tạp vị lại bảo vệ được công hiệu vốn có của trà.
  5. Cần chú ý đến tuổi thọ của Trà, tuổi thọ của Trà Phổ Nhĩ rốt cục là 60 năm hay 100 năm, hay bao nhiêu năm ? không hề có dữ liệu cụ thể chính xác, đều chỉ thông qua sự phán đoán và trình độ của người thẩm định mà thôi. Như Phúc Nguyên Xương, Đồng Khánh Lão Hào Phổ Nhị Viên Trà chỉ vừa nhìn là thấy chất lượng cao, nhất định cần bảo quản kín, chặt chẽ, đề phòng lên men thêm sau khi bảo quản, từ đó mà khiến cho lá trà dần bị mất đi vị, phẩm chất cũng vi thế mà kém đi. Cống Trà Kim Qua của cung đình cũng có tuổi thọ gần 200 năm, tuyệt trong tuyệt phẩm “nước có săc, nhưng vi trà trần hóa, lâu năm có vị mờ nhạt”.
Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Tiểu Chủng Hồng Trà

Bài gốc: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.