Các loại đất Tử Sa

Ấm tử sa được tạo thành từ nguyên liệu bùn Tử Sa, trong đó bùn Tử Sa là một loại nham thạch, có cấu tạo và tính chất của đất đai, cũng như chứa bên trong hàm lượng sắt dính. Bùn Tử Sa thường được gọi với cái tên là Đất Ngũ Sắc, với màu sắc biến đổi đa dạng như: màu tím, màu đen, màu xanh, màu vàng, mà thiên thanh, màu đỏ nâu… Trong giới yêu và thích ấm Tử Sa có thể sẽ thường xuyên nghe đến những nguyên liệu Tử Sa có tiếng như “Đế Tào Thanh”, “Bổn Sơn Lục”, “Hồng Bì Long”…, rất quen thuộc nhưng rốt cuộc tử sa được phân loại như thế nào ? hãy cùng xem ảnh dưới đây để nắm bắt và phân biệt các loại đất tử sa cụ thể.

phân biệt đất tử sa

Bảng phân chia nhưng loại đất tử sa khác nhau

Nói một cách tổng thể, bùn Tử Sa truyền thống được phân làm những loại như: Tử Nê, Lục Nê, Hồng Nê là chính, đoạn nê làm cộng sinh quặng mỏ, đa phần không phân loại đơn lẻ. Tử Nê, Lục Nê, Hồng Nê đều dựa vào màu sắc vốn có của nham thạch hoặc là màu sắc sau khi nung thành mà gọi thành tên, trong mỗi một loại lớn đều bao gồm các loại nhỏ, màu sắc, thuộc tính không giống nhau.

phân loại đất tử sa

Các loại đất tử sa với màu sắc và đặc điểm khác nhau

Đất Tử Nê

Thiên Thanh Nê: danh xưng cực phẩm trong Nê, xưa không thấy nhiều, đã tuyệt tích từ rất lâu rồi.
Đế Tào Thanh: do thường dấu mình trong tần đáy của đất Tử Nê, cho nên phân chia thành Nê già và Nê non. Chất khoáng thưởng ở dạng miếng, chắc nịch, có mầu tím nâu, có lấm tấm những hạt mầu xanh lục tục gọi là “mắt gà”, “mắt mèo”), sau khi nung thể hiện thành mà tím đỏ.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Trà Ân Thi Ngọc Lộ

Thanh Thủy Nê: Thường ở dạng cục trắc nịch, có mầu tím nâu, trong đất có chứa những hạt mica nhỏ, chất khoáng thường thể hiện ở dạng những hạt hoặc vân mầu xanh lá nhạt, sau khi nung sẽ thể hiện ra mầu tím đỏ sẫm, nếu nung ở nhiệt độ cao sẽ ra mầu tím đen, hoặc xanh sẫm. Thông thường những chất khoáng đơn nhất chỉ thêm thạch hoàng, sau khi chế luyện ra tử nên cũng được gọi với cái tên này.

Tử Nê Phổ Thông: Với chất quặng Tử Nê, thêm một chút MnO2 (Oxy Mangan) sau khi chế luyện sẽ thành

phân biệt loại đất tử sa

Đất tử sa có nhiều màu sắc và đặc tính riêng biệt

Đất Lục Nê

Bổn Sơn Lục Nê: thông thường sẽ nói về Lục Nê Hoàng Sơn với chất lượng ở mức cao nhất, có dạng cục chắc nịch, với mầu xanh lá cây non. Sau khi nung sẽ thể hiện mầu vàng nhạt mầu vàng quả lê), nếu nung ở nhiệt độ cao hơn thì ra mầu xanh đậm.

Chi Ma Lục Nê: thường ở dạng cục, chắc nịch, có mầu xanh lá cây, su khi nung sẽ hiện ra nhiều đốm đen, vì thế với thành tên là Chi Ma Lục Nê (Chi Ma là hạt vừng), ngoài ra còn có Bạch Ma Tử Nê và Hồng Ma Tử Nê.

Mạc Lục Nê: do chất khoảng có mầu mạc lục, cho nên có tên gọi là “Mạc Lục Nê” (Mạc – Mực), sau khi nung sẽ thể hiện ra mầu vàng nhạt, mầu vỏ quả lê, nung ở nhiệt độ cao sẽ cho mầu thanh trong.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Hồng Trà

phân biệt chất đất tử sa - Tracu.com.vn

Mỗi loại đất tử sa sau khi thành phầm sẽ có màu sắc ấn tượng

Đất Hồng Nê

Hồng Bì Long: thường ở trong tầng đá vỡ (ở tầng nông) bao phủ bề mặt của Núi Hoàng Long, còn được gọi là Dã Sơn Hồng Nê, dạng tảng chắc nịch, có mầu đỏ tối nhạt, sau khi nung sẽ thể hiện ra mầu đỏ, hoặc đỏ tối.
Đại Hồng Bào: trong khoáng có chứa thành phần oxit sắt, vì vậy trong quá trình luyện Nê sẽ cho thêm bột sắt tự nhiên, để tăng thêm mầu đỏ, qua nung lò sẽ thể hiện mầu hồng sáng. Chất nê có mật độ mịn cao, kết tinh cao, tạo thành ấm thì khi pha trà ra sẽ dịu, dễ uống, ấm dùng càng lâu thì mầu càng đậm và đỏ tươi, rất đẹp.

Giáng Ba Nê: trong quá trình làm đường ở Đào Đô thủ đô của đồ gốm), tại nơi công trường hạ độ dốc giữa núi Thanh Long và Núi Hoàng Long thì phát hiện ra loại đất này, cho nên đặt tên là Giáng Ba Nê.

Chu Nê: Chất khoáng có dạng tảng chắc nịch, hoặc có dạng đá cuội màu vàng, chất đất mịn màng và đều đặn. Sau khi nung sẽ thể hiện màu chu sa, hoặc màu chu sa tía, hải đường hồng… do đặc tính co rút, biến dạng vì thế nên có câu “không chu khong nhăn” (không luyện không thành tài), chỉ nên làm những tác phẩm cỡ nhỏ. Đất chín cực nhỏ mịn (đất chín chỉ loại dất được ngâm ủ lâu, phơi sương), cũng do đất dính như bột nếp nên cũng được gọi là “Niên Cao Nê” (Niên Cao Nê là loại có nhiều năm tuổi).

Hồng Nê Phổ Thông: Hồng nê bình thường, có đại hồng nê và tiểu hồng nê, có cả phân biêt giữa hồng nê già (chất đất đanh thép, ko mềm) và hồng nê nonchất đất mềm dẻo). Hồng nê dạng tảng chắc nịch mầu vàng nhạt, vàng xanh, sau khi nung thể hiện mầu đỏ thấu vàng, nung nhiệt độ cao mầu đỏ tối.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Trà Thiết Quan Âm Trần Hương (Trà Lão Thiết)

phân biệt chất đất tử sa - Tracu.com.vn

Ngồn gốc đất tử sa và màu sắc cũng vô cùng thú vị

Đất Đoạn Nê

Đoạn nê tên cổ là đoàn nê, có người nói ở giữa núi Hoàng Long và núi Thanh Long có núi Đoàn Sơn, đát xuất xứ ở đó nên gọi là Đoàn Nê, lại có người nói khoáng Đoàn Nê sau khi nung đa phần sẽ thể hiện màu sắc của gấm vóc vàng, cho nên gọi là Đoạn Nê Đoạn – Vóc).

Đoạn Nê thường là khoáng cộng sinh, cộng sinh giữa Lục Nê và Tử Nê, giữa Lục Nê và Hồng Nê, sau khi nung sẽ thể hiện mầu vàng vỏ quả Lê, mầu vàng nâu, mầu đỏ nâu bạc, màu tín nâu, những ấm cổ trong lịch sử có mầu đồng cổ, vàng nâu, mầu hoàng kim lạnh… đều là Đoạn Nê.

phân biệt chất đất tử sa - Tracu.com.vn

Đất tử sa rất nhiều loại và đa dạng về màu sắc

Ngoài gia công riêng từng loại Nê, để phong phú về mầu sắc, ngoài màu sắc của Tử Sa, còn dùng các công nghệ Nê Phối, Điều Sa, Dải Sa…, để Tử Sa màu sắc càng thêm phong phú, dùng vật Oxy hóa để phối chế Dân Quốc Lục, Hắc Liệu…. Rồi đặt thành phẩm vào trong hộp kín, trong đó được cho đầy những gỗ vụn, vỏ trấu, bột than đá mịn… cho đầy, để tạo thành môi trường hoàn nguyên mạnh, nung đốt ấm “ủ tro”, sau khi thành phẩm sẽ có màu như ngọc đen, lại có một phong vị khác biệt.

Bài gốc: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.