Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về trà Ô Long mà bạn đọc quan tâm như: trà Ô long là loại trà gì, nguồn gốc Ô Long từ đâu, trà Ô Long được làm ra như thế nào, lợi ích của trà Ô Long và hướng dẫn cách sử dụng.

Trước khi tìm hiểu thế nào là trà Ô Long, đầu tiên ta cùng nhau tìm hiểu xem: Trà là gì?

1. Trà là gì?

Trên thế giới có đến 3,000 thứ lá cây được dùng làm đồ uống hằng ngày và đều được gọi chung là trà, nhưng khi nhắc đến trà chính hiệu là nhắc đến loại làm từ giống cây Camellia Sinensis (giống cây chè)

Đây là một loại cây xanh lá quanh năm, lá có răng cưa, hoa màu trắng. Cây chè phải trồng khoảng 3-5 năm mới bắt đầu hái lá và thu hoạch trong vòng 25 năm (ngoại trừ giống cây trà cổ thụ có tuổi thọ lên đến vài trăm năm)

Dựa vào đặc tính sinh trưởng của cây chè, các nhà thực vật học xác định vùng đất mà cây chè có thể xuất hiện và sinh trưởng tốt phải có các điều kiện: Quanh năm không có sương muối, có mưa đều quanh năm với lượng mưa trung bình khoảng 3000mm/năm, nằm ở độ cao 500-1000 m so với mực nước biển, môi trường mát mẻ, không nắng quá hoặc ẩm quá.

Trà thư Trung Hoa có sách viết: Trà là loài cây quý ở phương Nam, cây như cây qua lô, lá như lá chi tử, hoa như hoa bạch tường vi, trái như trái banh lư, nhụy như nhụy hoa đinh hương, mùi vị rất hàn.

Theo Đông y, trà có vị ngọt đắng, tính mát, nhập 5 kinh tâm, can, tỳ, phế, thận. Vị đắng nên có thể tả hạ (tẩy xổ), táo thấp, giáng nghịch. Vị ngọt nên bổ ích, hoà hoãn. Tính mát nên thanh nhiệt, tả hoả, giải độc.

2. Trà Ô Long là loại trà gì?

Trà Ô Long (oolong tea) là một nhóm lớn các loại trà bán oxy hóa, thường từ 20% (nhẹ hơn, gần với các đặc tính của trà xanh) đến 80% (đậm hơn, mạnh mẽ hơn, gần với trà đen).

​ Ô long rất đa dạng hương vị. Nó có thể có hương vị tươi như cây cỏ mùa xuân, hương thơm hấp dẫn của trái chín, đa dạng các hương hoa quyến rũ, hương thơm ngọt ngào của mật ong, mùi gỗ, mùi hạt hoặc dày hơn với mùi rang… Nó cũng có thể được ngâm nhiều lần, và mỗi lần dốc ra hương vị khác nhau. Tất cả phụ thuộc vào từng vườn trà và phong cách chế biến.

Ngày nay, hình dáng trà Ô Long thành phẩm thường thấy đa số có dạng viên tròn nhỏ có đuôi, tuy nhiên cũng có nhiều loại Ô Long có hình dáng lá xoăn dài (ví dụ như trà Bao Chủng Đài Loan)

3. Nguồn gốc trà Ô Long?

Trà Ô Long có nguồn gốc từ Phúc Kiến-Trung Quốc, được du nhập sang Đài Loan và phát triển cực thịnh tại đây trước khi giống cây trồng này chính thức được đưa về Việt Nam và trồng thành công ở vùng đất Lâm Đồng.

Có nhiều câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc của Ô Long ở Trung Quốc. Bạn đọc có thể theo dõi câu chuyện về nguồn gốc tên gọi trà Ô Long tại bài viết: Nguồn gốc tên gọi trà Ô Long

Giống trà được trồng ở Việt Nam hiện nay hầu như toàn bộ là giống Ô Long Cao Sơn của Đài Loan, đây là giống trà núi cao lá nhỏ, giàu phẩm chất, sản lượng tập trung ở các giống thuần chủng, Kim Tuyên, Tứ Quý

3. Nguồn gốc trà Ô Long?

Trà Ô Long có nguồn gốc từ Phúc Kiến-Trung Quốc, được du nhập sang Đài Loan và phát triển cực thịnh tại đây trước khi giống cây trồng này chính thức được đưa về Việt Nam và trồng thành công ở vùng đất Lâm Đồng.

Có nhiều câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc của Ô Long ở Trung Quốc. Bạn đọc có thể theo dõi câu chuyện về nguồn gốc tên gọi trà Ô Long tại bài viết: Nguồn gốc tên gọi trà Ô Long

Có thể bạn quan tâm:  Hạt chia (Chia Seeds)

Giống trà được trồng ở Việt Nam hiện nay hầu như toàn bộ là giống Ô Long Cao Sơn của Đài Loan, đây là giống trà núi cao lá nhỏ, giàu phẩm chất, sản lượng tập trung ở các giống thuần chủng, Kim Tuyên, Tứ Quý

4. Ô Long được làm như thế nào?

Trà Ô Long ngày nay phân biệt thành 2 phương pháp chế biến cơ bản. Phương pháp truyền thống tạo hình trà thành dạng lá xoăn dài, trong khi phương pháp hiện đại quấn trà thành những viên nhỏ, mỗi viên có đuôi.

Mặc dù kỹ thuật chế biến sẽ thay đổi tùy nơi, nhưng nhìn chung quy trình cơ bản là khá chuẩn. Sau khi lá được hái, chúng được hong khô dưới ánh mặt trời trong vài giờ, trong điều kiện thời tiết cho phép. Sau đó, lá được đưa vào trong nhà, nơi chúng được lắc nhẹ nhàng trong các giỏ tre hoặc một cái trống cán để làm bầm là trà và bắt đầu quá trình oxy hóa. Trong giai đoạn này mà hương thơm bắt đầu phát triển.

Sau một quá trình oxy hóa từng phần, các lá có thể được cuộn thành hình dạng của một viên tròn hoặc bị xoắn thành các dải dài. Sau khi tạo hình ban đầu, trà được nung ở nhiệt độ cao để ngăn chặn quá trình oxy hóa thêm nữa. Đối với quy trình sản xuất trà ô long hình viên, các giai đoạn cán và sấy khô có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đối với các ô long hình lá xoắn, quá trình cán ít hơn để bảo vệ hình dạng tự nhiên của lá. Kết quả của các quá trình này là trà nguyên liệu.

Trà nguyên liệu có thể được sấy (hoặc rang) thêm để tăng cường cả hương thơm và vị trà đặc trưng. Mức sấy có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Các loại trà sấy nhẹ thường giữ lại nhiều hương hoa, vị tươi trong khi các loại trà rang trung bình và tối phát triển phẩm chất mùi hạt, ngọt ngào, đậm đà hơn và bảo quản tốt hơn.

5. Công dụng của trà Ô Long?

Người Việt Nam chúng ta từ lâu đã có thói quen dùng trà như một loại thức uống phổ biến hằng ngày nhưng ít ai biết được công dụng của trà, đặc biệt là lợi ích của việc uống trà Ô Long. Trà Ô Long được chế biến theo phương pháp lên men một nửa bằng cách phơi lá trà ngoài nắng cho héo, lắc nhẹ rồi phơi tiếp trong râm cho đến khi lá chuyển sang màu vàng nhạt để các phản ứng sinh hóa diễn ra từ từ và làm tăng hoạt động của enzim. Sau đó trà Ô Long được đem đi sấy nhẹ và vo tròn để các cấu trúc tế bào được giữ nguyên vẹn.

Quá trình chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật giúp trà giữ được khoảng 400 hoạt chất như Protein, tinh dầu, các glucoside, các enzim và tanin (15-30%) 17 axit amin, sắc tố (carotene, xanthophin), axit hữu cơ, chất khoáng vô cơ (Fe, P, K, Ca, Zn, Mn, Fl…), các vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, PP, E…)

 

búp trà Ô Long

Có những thành phần gì trong búp trà Ô Long

Trong trà Ô Long có hai loại hợp chất được nhắc đến nhiều là EGCG và OTPP

* EGCG viết tắt của EpiGalloCatechin Gallate, là chất có khả năng chống ôxy hóa mạnh gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E giúp “dọn sạch” các gốc tự do vốn là tác nhân gây tổn thương cấu trúc ADN, tổn thương tế bào dẫn đến ung thư, do đó EGCG giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú, bàng quang, phổi, gan, thực quản, tuyến tụy,và dạ dày. Điều thú vị là EGCG không chỉ ngăn chặn các tế bào ung thư mới phát triển mà còn tấn công các tế bào ung thư đang tồn tại mà không làm tổn thương đến các tế bào khỏe mạnh

* OTPP viết tắt của Oolong Tea Polymerized Polyphenols, là hoạt chất giúp cơ thể hạn chế việc hấp thu chất béo khi ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ. Trong nghiên cứu vào năm 2003 của các nhà khoa học Nhật Bản, họ đã làm một phép so sánh giữa trà Ô Long và Matcha (bột trà xanh) trong việc đốt năng lượng dẫn đến khả năng giảm mỡ thì mức độ EE (Energy Expenditure-tiêu hao năng lượng) của trà Ô Long cao hơn nhiều so với trà xanh. Do đó, về khả năng hỗ trợ giảm cân thì trà xanh không thể sánh bằng trà Ô Long

công dụng của Ô Long

Không chỉ là thức uống thưởng thức, trà Ô long còn mang lại nhiều giá trị ngoài mong đợi

Ngoài sử dụng như là một loại nước giải khát phổ biến, trà Ô Long còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài mong đợi từ những dược chất đặc biệt trong những búp trà:

Có thể bạn quan tâm:  Cách làm sữa óc chó hạnh nhân đậu đen cho bà bầu lạ miệng hấp dẫn

– Theanine và hợp chất thơm: Theanine là loại amino acids chịu trách nhiệm tạo ra umani hay “vị ngon” cho trà, có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, giúp tăng cường khẩu vị. Các chất thơm trong trà giúp sảng khoái tinh thần, tác dụng giảm stress.

– Caffein trong trà ở dạng kết hợp Tanat caffeine tan trong nước nóng tạo nên hương thơm và giảm vị đắng. Caffein trong trà có tác dụng dược lý giúp tỉnh táo, tăng hoạt động của tim, ngăn chặn sự đông máu và lợi tiểu. Khác với caffein tự do của cà phê, Tanat caffeine của trà không cản trở hấp thu canxi vào cơ thể.

– Tanin chiếm 26-28% trong lá chè olong là một chất sát khuẩn mạnh, trong đó mạnh nhất là EpiGalloCatechin Gallate (EGCG) là chất có khả năng chống ôxy hóa mạnh gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E giúp “dọn sạch” các gốc tự do vốn là tác nhân gây tổn thương cấu trúc ADN, tổn thương tế bào dẫn đến ung thư, do đó EGCG giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú, bàng quang, phổi, gan, thực quản, tuyến tụy và dạ dày.

– Vitamin C (có trong trà xanh và oolong) giúp tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm. Vitamin E làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da.

– Polysaccharides đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2

– Acid Gama-AminoBityric (GABA) giúp hỗ trợ hạ huyết áp

– Fluoride và catechin giúp ngừa sâu răng, hơi thở hôi, bảo vệ sức khỏe răng miệng

6. Chú giải về dược tính của trà?

Trong luận thuyết mang tựa đề ‘Chú Giải về Dược Tính của Trà’ của Thiền sư Eisai Zenji (1141-1215) Nhật Bản có đề cập:

“Trà là một vị thuốc thần diệu cho dưỡng sinh; trà là bí quyết của trường sinh. Trà mọc lên từ các sườn núi như biểu hiện tinh thần của đất đai. Những ai hái và uống trà chắc chắn sẽ sống lâu. Ấn Độ và Trung Hoa đều xem trọng trà. Trong quá khứ, người nước ta đã từng ưa thích trà. Từ trước đến sau, trà vẫn mang những phẩm tính quý hiếm. Do vậy, chúng ta nên sử dụng trà một cách quảng đại hơn.

Theo truyền thuyết, vào thời cổ đại, người có tuổi thọ cao bằng trời. Nhưng trong thời gần đây, người thoái hóa dần và trở nên yếu đuối hơn, tứ chi và lục phủ ngũ tạng cũng suy nhược. Vì lý do này, ngay cả khi châm cứu và giác (moxa) cũng không thể mang lại kết quả viên mãn gì. Do đó, những ai được chữa trị với các cách này, sẽ trở nên yếu dần đi, cho đến khi thần chết cướp lấy mạng họ. Nếu các phương cách chữa trị truyền thống không biến cải, họa hoằn lắm mới có sự thuyên giảm.

Trong số những tạo vật mà trời tạo ra, người là loài hoàn mỹ nhất. Để trân quý mạng sống cũng như bảo tồn tuổi thọ, con người phải sống đúng cách và cẩn trọng. Điều thiết yếu trong sự bảo tồn sự sống là chuyên tâm đến sức khỏe, và bí quyết của sức khỏe tùy thuộc nhiều vào sự an bình của ngũ tạng. Trong số các tạng, tim là chủ tể. Để củng cố tim mạch, uống trà là phương cách hữu hiệu nhất. Khi tim yếu, các tạng khác đều bị ảnh hưởng theo. Từ khi thần y Jiva qua đời tại Ấn Độ hơn hai thiên kỷ, chưa ai có khả năng chẩn đoán tinh tường sự tuần hoàn của máu huyết. Từ khi vua Thần Nông biến mất khỏi thế gian này hơn ba thiên kỷ, chưa ai có thể quy định thuốc men một cách đúng mức…

Tuy nhiên, nếu người nào đó uống trà, tim sẽ được tăng cường và tránh được các bệnh tật. Ai cũng biết khi tim bị suy yếu, nước da có màu nhợt nhạt, dấu hiệu cho thấy sự sống đang kiệt quệ. Tôi băn khoăn không hiểu tại sao người Nhật không quan tâm đến những gì có vị đắng. Tại Trung Hoa, người người uống trà, nhờ vậy, không ai có bệnh về tim và mọi người sống lâu. Nước ta có đầy dẫy người bệnh tật và gầy yếu, chỉ vì người nước ta không uống trà. Bất kỳ ai khi sức khỏe ở trong tình trạng bi đát, người đó nên uống trà. Nước trà sẽ làm tim hoạt động bình thường và xua đuổi các bệnh tật”

cây chè Việt Nam

Việt Nam chúng ta tự hào là quê hương của cây chè

Việt Nam chúng ta tự hào là quê hương của cây chè, được thiên nhiên ưu đãi những đồi chè bạt ngàn, sản phẩm chè Việt Nam được ưa chuộng trên toàn thế giới. Chúng ta cần gìn giữ và phát huy thói quen uống trà hằng ngày của người Việt xưa. Người Nhật được vận động uống trà hằng ngày nên da dẻ hồng hào, tinh thần minh mẫn và sống thọ nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm:  Quả óc chó giá bao nhiêu 1kg?

7. Những vấn đề cần lưu ý khi chọn mua trà Ô Long

– Trà Ô Long có nhiều giống khác nhau: Trà Ô Long có nhiều cách phân loại, thường là phân theo tên giống trà như Ô Long Thuần, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Thanh Tâm, Thiết Quan Âm, Đông Phương Mỹ Nhân…. Hoặc cũng có công ty phân loại theo số sao (3 sao, 5 sao, 7 sao) hoặc (3 tea, 5 tea, 7 tea); cũng có công ty đặt tên riêng cho sản phẩm của công ty mình

– Trà búp đủ một tôm và hai hoặc ba lá non được đánh giá cao: Trà Oolong còn được phân loại dựa trên phẩm lượng đọt trà. Trà chất lượng tốt phải có đủ thành phần một tôm và hai ba lá non để khi uống đạt đầy đủ về hương thơm, vị và hậu trà. Mua trà Oolong cần lưu ý chọn mua loại trà có ngoại hình tròn đều, tỷ lệ vụn thấp, viên trà màu đen bóng (trà có màu không đều, nhiều màu vàng không phải là trà tốt), mùi thơm tự nhiên đặc trưng, không bị ẩm mà cũng không bị quá khô.

mua trà Ô Long

Nên chọn thương hiệu trà uy tín và thử trà trước khi mua

Quá trình phân loại trà ô long thành phẩm sẽ cho ra những sản phẩm phụ (không đạt tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ) sẽ được phân thành những loại khác (chắc chắn là giá sẽ rẻ hơn loại tiêu chuẩn). Nếu không có điều kiện kinh tế, hoặc không khắc khe về ngoại hình thì những sản phẩm này là sự lựa chọn hợp lý, giá cả phải chăng.

– Nên chọn thương hiệu trà uy tín và thử trà trước khi mua: Có rất nhiều công ty sản xuất kinh doanh trà Ô Long nên trước khi quyết định mua trà Ô Long ở đâu cần kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là quy trình sản xuất phải đạt những tiêu chuẩn khắc khe về gieo trồng, thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch, được kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng độc hại.

Một điều quan trọng nữa là nếu có điều kiện, nên đến cửa hàng, showroom để được thử các loại trà trước khi mua để đảm bảo chất lượng và tìm được loại trà phù hợp với khẩu vị riêng mỗi người.

8. Hướng dẫn cách pha trà Ô Long cơ bản

Về cơ bản, để pha được những ấm trà cần lưu ý 3 vấn đề quan trọng là chọn nước pha trà, nhiệt độ nước sôi và thời gian hãm trà. Nên chọn các loại nước tinh khiết, nước suối, nước giếng (các loại nước không có mùi và các thành phần kim loại nặng để làm ảnh hưởng đến hương vị trà).

Nhiệt độ thích hợp cho từng loại trà nên xem kỹ trong phần hướng dẫn sử dụng, tư vấn của nhân viên bán hàng hoặc dựa vào kinh nghiệm. Thời gian hãm trà không nên quá lâu, trà bị đắng và mất hương, nên dùng ấm trà nhỏ và thời gian hãm trà ngắn để hương vị trà được tối ưu, màu nước được đẹp mắt.

cách pha trà Ô Long

Pha trà đúng cách để có được ấm trà ngon

Cách pha trà như sau: Dùng nước sôi để tráng nhanh búp trà, đổ nước vào hãm trong vòng 1 phút là rót ra thưởng thức, có thể châm thêm nhiều lần nước.

Để tìm hiểu chi tiết cách pha trà Ô Long dành cho nhu cầu thưởng trà chuyên sâu, Quý khách vui lòng tham khảo bài viết: 6 bước đơn giản để có ấm trà ngon