Sữa đậu nành

Những điều cần biết về thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Từ ngàn xưa, người châu Á đã sử dụng đậu nành như một nguyên liệu quen thuộc để chế biến các món ăn và loại đồ uống khác nhau. Thành phần dinh dưỡng của đậu nành rất đa dạng và phong phú, giúp mang đến giá trị cao.

Đậu nành (Glycine max) là một cây họ đậu có nguồn gốc từ Đông Á. Đây là một loại nguyên liệu quan trọng trong chế độ ăn của người dân châu Á và được sử dụng từ rất lâu. Ngày nay, loại đậu này chủ yếu được trồng ở châu Á, Nam và Bắc Mỹ.

Người châu Á thường dùng cả đậu nành tươi và khô để chế biến thực phẩm, trong khi đó các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến phổ biến hơn ở nhiều nước phương Tây. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm bột đậu nành, protein đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương và dầu đậu nành.

Loại đậu này chứa các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của loại hạt này.

 1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu nành luộc:

Đậu nành chủ yếu chứa nhiều protein nhưng cũng chứa một lượng lớn đường và chất béo. Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu luộc là:

  • Calo: 173
  • Nước: 63%
  • Protein: 16,6g
  • Carbohydrate: 9,9g
  • Đường: 3g
  • Chất xơ: 6g
  • Chất béo: 9g
  • Chất béo bão hòa: 1,3g
  • Chất béo không no đơn nguyên: 1,98g
  • Chất béo không no đa nguyên: 5,06g
  • Omega-3: 0,6g
  • Omega-6: 4,47g

sữa đậu nành

 2. Các thành phần dinh dưỡng có trong đậu nành

 a. Protein

Đậu này là một trong những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhất. Hàm lượng protein chiếm 36 – 56% trọng lượng khô của đậu nành. Một cốc (172g) đậu luộc có chứa khoảng 29g protein. Giá trị dinh dưỡng của protein từ loại đậu này là rất có lợi, mặc dù chất lượng không thể cao như protein động vật.

Hai loại protein chính có trong loại đậu này là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein. Tuy nhiên, những protein này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở một số người.

Việc tiêu thụ protein đậu nành có liên quan đến việc giảm cholesterol một cách lành mạnh.

 b. Chất béo

Loại đậu này được phân vào nhóm “hạt có dầu” và được sử dụng làm nguyên liệu để làm dầu đậu nành. Ở dạng hạt khô, hàm lượng chất béo trong loại đậu này xấp xỉ 18% trọng lượng, chủ yếu là các axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, cùng với một lượng nhỏ chất béo bão hòa.

Loại chất béo chiếm ưu thế trong đậu này là axit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng lượng chất béo.

Có thể bạn quan tâm:  Bài thuốc từ tỏi ngâm rượu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

 c. Chất đường bột (Carbohydrate)

Loại hạt này chứa rất ít các chất đường bột, chỉ số đường huyết (GI) của đậu nành nguyên chất rất thấp. Chỉ số này phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Vì có chỉ số đường huyết thấp nên loại hạt này rất phù hợp với các bệnh nhân bị đái tháo đường.

sữa đậu nành

 d. Chất xơ

Đậu nành chứa một lượng vừa đủ chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Alpha-galactoside thuộc nhóm sợi gọi là FODMAP, loại sợi này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Mặc dù gây ra tác dụng phụ khó chịu ở một số người, chất xơ hòa tan trong loại hạt này thường được coi là tốt cho sức khỏe. Chúng được lên men bởi vi khuẩn trong ruột của bạn, dẫn đến sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

 e. Vitamin và khoáng chất

Loại hạt này là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, bao gồm:

• Molypden: Đậu nành rất giàu molypden, một nguyên tố vi lượng thiết yếu chủ yếu được tìm thấy trong hạt, ngũ cốc và các loại đậu.

• Vitamin K1 (hay còn gọi là phylloquinone): Đây là dạng vitamin K được tìm thấy trong các cây họ đậu. Vitamin K1 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

• Vitamin B9: Còn được gọi là folate, loại vitamin này giữ nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể và được coi là đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

• Đồng: Người phương Tây thường có chế độ ăn uống rất ít đồng. Việc thiếu hụt đồng có thể ảnh hưởng xấu đến tim.

• Mangan: Một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và nước uống. Do trong hạt này có chứa hàm lượng axit phytic cao khiến cơ thể kém hấp thụ mangan từ loại đậu này.

• Phốt pho: Đậu nành là một nguồn cung cấp phốt pho dồi dào, một khoáng chất thiết yếu cho nhu cầu của cơ thể.

• Vitamin B1: Còn được gọi là thiamine, thiamine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể.

 f. Các hợp chất từ thực vật khác

Hạt đậu này rất giàu các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm:

• Isoflavone

Đây là hợp chất thuộc họ polyphenol chống oxy hóa, isoflavone có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

• Axit phytic

Được tìm thấy trong các loại hạt thực vật, axit phytic (phytate) làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất như kẽm và sắt. Bạn có thể làm giảm lượng axit phytic trong đậu nành bằng cách đun sôi, chế biến hạt đã nảy mầm hoặc lên men.

• Saponin

Một trong những nhóm hợp chất thực vật chính có trong đậu nành, saponin đã được chứng minh có thể giúp giảm cholesterol ở động vật.

 

Các thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?

Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, sữa đậu nành có một số các tác dụng có lợi cho sức khỏe. Các tác dụng này đa số đều đến từ các thành phần dinh dưỡng trong đậu nành.

1. Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong xã hội hiện đại. Việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành giúp làm tăng sự hình thành các mô vú ở phụ nữ, theo giả thuyết làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Có thể bạn quan tâm:  Những tác dụng của đậu đỏ và cách nấu chè đậu đỏ bổ dưỡng

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại hạt này cũng có tác dụng bảo vệ nam giới khỏi nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Một số hợp chất có trong đậu nành (bao gồm isoflavone và lunasin) có thể cho các tác dụng phòng ngừa ung thư tiềm tàng. Việc tiêu thụ isoflavone từ sớm có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ ung thư vú sau này. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế chính xác của  mối liên quan này.

2. Giảm các triệu chứng mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn xảy ra trong cuộc đời của người phụ nữ khi thời kỳ sinh sản kết thúc, báo hiệu bằng việc chấm dứt kinh nguyệt. Giai đoạn này, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể khiến phụ nữ thường cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng. Trong thực tế, phụ nữ châu Á, đặc biệt là phụ nữ Nhật Bản, ít gặp các triệu chứng mãn kinh hơn phụ nữ phương Tây.

Chế độ ăn có nhiều đậu nành ở châu Á có thể là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone, một hợp chất thuộc nhóm estrogen thực vật có trong loại đậu này có thể làm giảm bớt những triệu chứng mãn kinh.

Các sản phẩm làm từ đậu nành không ảnh hưởng lên tất cả phụ nữ theo cơ chế này. Đậu nành dường như chỉ có hiệu quả trên những người sở hữu loại vi khuẩn đường ruột có khả năng chuyển hóa isoflavone thành solol.

sữa đậu nành

3. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

Tiêu thụ các sản phẩm từ loại hạt này có thể làm giảm nguy cơ loãng xương ở những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Những tác dụng có lợi này dường như cũng được tạo thành nhờ isoflavone.

HITA hướng dẫn cách nấu sữa đậu nành thơm ngon

 1. Sơ chế đậu nành

Đầu tiên, bạn nên ngâm đậu nành bằng nước ấm, chú ý để hạt đậu nành nở hết, bạn phải ngâm đủ từ 6 – 8 tiếng đối với mùa hè và 10 – 12 tiếng đối với mùa đông. Sau khi ngâm, hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều, lúc này dùng tay để chà xát qua làm sạch lớp vỏ bên ngoài. Rửa lại lần nữa cho sạch, nhớ xả hết phần bọt và vớt bỏ những hạt lép.

sữa đậu nành

 2. Xay đậu nành lấy nước cốt

Cho đậu nành và 350ml nước vào máy xay sinh tố. Xay đậu trong 2 phút, cứ 30 giây nên nghỉ một lần để tránh máy bị nóng, xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Ở giai đoạn này nếu muốn sữa thơm ngậy và có hương vị hơn, bạn có thể cho thêm mè trắng hoặc đậu phộng vào xay cùng. Không cần máy xay bạn sẽ khá khó khăn trong việc làm sữa đậu nành. Vì thế, hãy đầu tư một chiếc máy xay nhé!

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 3. Cách nấu sữa đậu nành thơm ngon

Bước 1: Đổ đậu nành đã xay nhuyễn vào túi vải sạch, lọc cho hết cặn. Dùng tay vắt lấy phần sữa nguyên chất.

Bước 2: Cho sữa vào nồi, tiếp tục thêm từ 350 – 500 ml nước lọc vào (tùy chọn nếu muốn đặc hay loãng). Bắt lên bếp đun sôi với lửa to, đến khi gần sôi thì hạ lửa nhỏ, lưu ý nhớ vớt bọt thường xuyên.

Bước 3: Cho đường cát vào lúc này để sau khi hoàn thành dễ bảo quản sữa đậu nành hơn, vị ngọt của sữa cũng không quá gắt. Nếu muốn nấu sữa đậu nành để bán, bạn có thể chưa cần cho đường vào trực tiếp. Lúc bán khách hàng yêu cầu nhiều hay ít đường thì bạn cho vào sau.

Có thể bạn quan tâm:  HITA mách cách làm giò xào chay thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 4. Tạo mùi thơm cho sữa đậu nành bằng lá dứa

Cho thêm lá dứa vào nồi sữa đang đun để tạo hương thơm, đun thêm khoảng 10 phút thì vớt lá dứa ra. Cứ cách 20 – 30 giây bạn nên khuấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh ván đậu hình thành trên mặt sữa. Sữa đậu nành nguyên chất sẽ không có thêm bất kì nguyên liệu sữa tươi hay sữa đặc.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

 5. Thưởng thức và bảo quản sữa đậu nành

Bạn có thể thưởng thức sữa đậu nành nóng lạnh tùy thích. Nếu uống lạnh, hãy để sữa nguội rồi thêm vào ít đá viên và nhâm nhi. Sữa thơm, béo, ngọt thanh dễ uống là thức uống phù hợp cho cả gia đình.

Sau khi sữa nguội, bạn có thể bảo quản trong chai lọ sạch, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức mỗi ngày. Nhiệt độ bảo quản là từ 2 – 5 độ C. Sữa bảo quản trong tủ lạnh vừa mát vừa giữ được độ đậm đặc nên được nhiều người yêu thích.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Vậy uống sữa đậu nành lúc nào thì tốt nhất?

Nhà dinh dưỡng học Kanzaki tomoko (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng, sữa đậu nành có thể dùng mọi lúc trong ngày vì nó ít khi có tác dụng phụ, nhưng nếu muốn các thành phần dinh dưỡng phát huy tối ưu thì bạn nên lập thực đơn uống sữa đậu nành vào 2 thời điểm này trong ngày.

Thứ nhất chính là uống sau buổi sáng thức dậy, tức là dùng cùng lúc với bữa ăn sáng. Lúc này cơ thể con người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa đậu nành, và còn giúp bạn thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.

Thời điểm thứ hai chính là buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Bởi vì thời gian này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa đậu nành, ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Chú ý gì khi uống sữa đậu nành?

Theo ông Kanziki tomoko thì uống sữa đậu nành cần phải chú ý thành phần của nó và tốt nhất là uống khi còn ấm. Rất nhiều người để sáng tạo thêm hương vị nên có thói quen thêm đường, muối, dầu thực vật hoặc cả nước ép trái cây khi chế biến sữa đậu nành. Thực ra bạn vẫn có thể uống như thế nhưng để giữ được tác dụng tối ưu nhất từ đậu nành thì vẫn nên uống nguyên chất chỉ với thành phần đậu nành mà thôi.

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng còn kiến nghị mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 200ml sữa đậu nành nguyên chất. Nếu muốn cải thiện chứng táo bón thì bạn có thể chia ra hai buổi sáng tối trong ngày với mỗi lần uống là 100ml. Sữa đậu nành cũng sẽ phát huy công hiệu tốt nhất khi uống nóng, tức là lúc nhiệt độ vừa đủ ấm để uống.

 

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

 

Các tìm kiếm liên quan đến sữa đậu nành

  • sữa đậu nành gây vô sinh
  • tác hại của sữa đậu nành
  • uống sữa đậu nành thường xuyên có tốt không
  • sữa đậu nành tăng vòng 1
  • sữa đậu nành fami
  • sữa đậu nành không đường
  • không nên uống sữa đậu nành với gì
  • uống sữa đậu nành vào lúc nào là tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.