Sự hình thành của học thuyết ngũ hành
1. Ngũ hành là gì?
- “Ngũ” trong Ngũ hành chỉ 5 loại vật chất cơ bản hoặc nguyên tố cơ bản cấu thành nên thế giới: Kim loại, nước, cây, lửa và đất.
- “Hành” là chỉ mối liên hệ với nhau trong vận động chuyển hóa của 5 loại vật chất đó.
2. Hàm nghĩa cơ bản của học thuyết Ngũ hành
- Học thuyết Ngũ hành tổng kết thế giới khách quan là do 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành.
- Các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên (bao gồm cả con người) có sự phát triễn và biến đổi đều là kết quả của sự vận động không ngừng và tác dụng lẫn nhau của 5 nguyên tố này.
- Giữa Kim, Mộc, Thủy, Hoảm Thổ luôn đối lập nhau, dựa vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau.
- Đây là quy luật và nguyên nhân của quá trình sinh diệt của sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
- Quan niệm này giản dị mà duy vật, tương tự như quy luật biến đổi vật chất của khoa học cận đại.
3. Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành
– Khái niệm học thuyết Ngũ hành xuất hiện sớm nhất trong lý luận của Đạo giáo.
- Nó liên tục được bồi đắp để hoàn thiện chỉnh thể lý luận, phù hợp việc miêu tả quy luật khách quan.
- Nếu như nói âm dương là một học thuyết thống nhất giữa các mặt đối lập thì Ngũ hành có thể cho là một hệ thống lý luận phổ biến.
- Cuối thời kỳ Tây Chu đã từng tồn tại quan điểm duy vật thô sơ: “Ngũ tài thuyết”. Trong thiên Hồng phạm. Thượng thư: “Ngũ hành, nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Kim, ngũ viết Thổ”;
- “Thủy viết nhuần hạ, Hỏa viết viêm thượng, Mộc viết khúc trực, Kim viết tổng cách; Thổ ái giá sắt” (Ngũ hành, thứ nhất là Thủy, thứ hai là Hỏa, thứ ba là Mộc, thứ tư là Kim, thứ năm là Thổ; Thủy thấm xuống, Hỏa bốc lên, Mộc phát triễn, Kim thuận theo sự thay đổi, Thổ ưa việc đồng áng).
– Thiên Hồng phạm đem mọi sự vật trong vũ trụ quy về Ngũ hành, đồng thời giới định phân biệt tính chất của Ngũ hành như sau:
- “Thủy viết thuần hạ” là nói nước có đầy đủ đặc tính sự thấm nhuần, hướng xuống dưới.
- “Hỏa viết viêm thượng” là nói lửa có đầy đủ đặc tính phát nhiệt, hướng lên trên.
- “Mộc viết khúc trực” là nói cây có đầy đủ đặc tính sinh trưởng phát triển.
- “Kim viết tổng cách” là nói kim loại có đầy đủ tính tiêu trừ, biến đổi.
- “Thổ ái giá sắt” là nói đất có đầy đủ đặc tính nuôi trồng, dưỡng dục.
Từ đó cho thấy, trong giai đoạn này, người ta đã dùng thuộc tính Ngũ hành để miêu tả các sự vật, hiện tượng, suy diễn ra các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan, cấu thành 1 hình thức tổ hợp cố định.
Trong giai đoạn chiến quốc xuất hiện tư tưởng tương sinh tương khác của Ngũ hành, từ thứ tự lần lượt về sự sinh khắc với các yếu tố đã hình thành mô thức quan hệ tương hỗ của sự vật, thể hiện 1 cách tự phát quan hệ kết cấu trong bản thân sự vật.
Trong giai đoạn này, sách Hoàng Đế nội kinh đã vận dụng học thuyết Ngũ hành vào y học, chỉnh lý và nghiên cứu kinh nghiệm lâm sàng của người cổ đại, hình thành nền móng cơ bản của hệ thống lý luận trong Đông y.
Những đặc tính cơ bản của nhóm Ngũ hành
Ngũ hành không chỉ biểu thị 5 loại vật chất cơ bản mà còn là biểu tượng của phù hiệu và các trạng thái không giống nhau.
1. Đặc tính của Kim
Kim chủ về đức nghĩa. Kim là “tòng cách”, tòng nghĩa là thuận, phục tùng; “cách” nghĩa là biến đổi, cải cách.
=> Đặc tính của Kim có thể mềm có thể cứng, có thể dài ra nhỏ lại, đàn hồi.
2. Đặc tính của Mộc
Mộc chủ về đức nhân. Mộc là “khúc trực”. “Khúc” nghĩa là thẳng, vươn lên.
=> Đặc tính của Mộc là thẳng mà vươn cao, Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ, trưởng thành và phát triễn.
Cho nên nói, Mộc là sự phát triễn nhu hòa, có tính nhân từ, thẳng thắn, hài hòa.
3. Đặc tính của Thủy
Thủy chủ về đức trí. Thủy là “nhuần hạ”. “Nhuần” có nghĩa là thấm ướt, “hạ” có nghĩa là hướng xuống dưới.
=> Đặc tính của Thủy là thấm ướt xuống dưới, đại diện cho sự thông minh, linh hoạt, tính thiện.
4. Đặc tính của Hỏa
Hỏa chủ về đức lễ. Hỏa là “viêm thượng”. “Viêm” có nghĩa là phát nhiệt; “thượng” có nghĩa là bốc lên.
=> Cho nên đặc tính của Hỏa là phát nhiệt bốc lên trên, có khả năng giữ ấm, giữa nhiệt, chế luyện kim loại, có tính gấp gáp.
5. Đặc tính của Thổ
Thổ chủ về đức tín. Thổ là “giá sắt”. Trồng trọt là “giá”, thu hoạch là “sắt”. Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nên có tính đôn hậu.
6. Ngũ hành tương sinh
- Kim sinh Thủy: Tôi luyện có thể biến kim loại thành nước, cho nên Kim sinh Thủy.
- Thủy sinh Mộc: Nước thấm nhuần mà thúc đẩy cây sinh trưởng, cho nên Thủy sinh Mộc.
- Mộc sinh Hỏa: Tính ấm áp, có Hỏa ẩn bên trong, cây có thể sinh ra lửa, cho nên Mộc sinh ra Hỏa.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa có thể đốt cháy cây cối, cây sau khi cháy biến thành tro, cho nên Hỏa sinh Thổ.
- Thổ sinh Kim: Đất chứa kim loại, đất tụ thành núi, trong núi có đá, trong đất đá có chứa kim loại, cho nên Thổ sinh Kim.
Ứng dụng của thuyết ngũ hành trong phong thủy
1. Thuyết ngũ hành Mộc
Tất cả các loại thảo mộc đều thuộc hành Mộc và đương nhiên giữ vai trò thống soái trong bất cứ khu vườn nào. Thế nhưng hình dáng và màu sắc của chúng cũng như cách bài trí có thể gợi ý đến một hành khác. Để giới thiệu hành Mộc một cách đặc thù, chúng ta có thể dùng các loại cây hình trụ và các giàn đỡ có cột chống bằng gỗ.
Mộc chỉ mùa xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ. Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn; thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân sồi. Dùng với mục đích lành, Mộc là cây gậy chống; với mục đích dữ, Mộc là ngọn giáo. Cây tre ở Trung Quốc được ca ngợi về khả năng mềm dẻo trước gió nhưng lại được dùng làm giàn giáo. Được nhìn dưới hình tượng cây, năng lượng của Mộc có tính sinh sôi nẩy nở, nuôi dưỡng và mềm dẻo.
– Tính cách người thuộc hành Mộc:
- Người mạng Mộc có tinh thần vì tha nhân và năng nổ.
- Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp.
- Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch.
- Tích cực – có bản tính nghệ sĩ, làm việc nhiệt thành.
- Tiêu cực – thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc
– Vạn vật thuộc hành này:
- Các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lục, cột trụ, sự trang hoàng, tranh phong cảnh.
2. Thuyết ngũ hành Hỏa
Hành Hỏa được gợi ý qua các cây có lá nhọn và thậm chí dù chỉ giới thiệu một mẫu vật duy nhất cũng có thể làm biến đổi một mảnh đất không sinh khí. Những hình máng và hình kim tự tháp cũng là biểu trưng của hành Hỏa và nhiều giàn chống cho cây leo cũng thường có hình này. Khi dựng chúng hãy cẩn thận để chúng không bất cân xứng với cấu trúc và cây cối xung quanh chúng. Hành hỏa rất mạnh. Chỉ một đốm đỏ tượng trưng cho hành này cũng đủ để chứng tỏ sự hiện hữu của chúng.
Hoả chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng; ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh.
– Tính cách người thuộc hành Hỏa:
- Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo.
- Họ lôi kéo người khác, thường là vào rắc rối, vì họ không ưa luật lệ và bất chấp hậu quả.
- Tích cực – người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.
- Tiêu cực – nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc.
– Vạn vật thuộc hành này:
- Hình tượng mặt trời, nến đèn các loại tam giác, màu đỏ, vật dụng thủ công, tranh ảnh về mặt trời / lửa.
3. Thuyết ngũ hành Thổ
Hành Thổ được gợi ý qua các chất liệu tạo nên lối đi trải sỏi hoặc con đường còn chất liệu cơ bản nhất – đất vườn – lại không được trình bày trong khu vườn Phong thủy vì nó được bao phủ bởi cây cối. Những hàng rào có chóp phẳng, những giàn chống và các lối đi dạo đều gợi ý đó là hành Thổ. Quá nhiều hình thể như vậy có thể chèn ép khí của một nơi và nó có thể dễ dàng thống trị khu vườn có tường hoặc cây rào bao quanh. Hãy đưa thêm vào các hình thể khác trong kiến trúc nhà cửa trong vườn và cố gắng làm thay đổi hình thể của cảnh quan này.
Thổ chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác. Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng; khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.
– Tính cách người thuộc hành Thổ:
- Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành.
- Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng.
- Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp người khác.
- Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm.
- Tích cực – trung thành, nhẫn nại và có thể cậy dựa.
- Tiêu cực – thành kiến và có khuynh hướng “bới lông tìm vết”.
– Vạn vật thuộc hành này:
- Đất sét, gạch, sành sứ, bê tông, đá, hình vuông, màu vàng, nâu.
4. Thuyết ngũ hành Kim
Các hình thể tròn và vòm tượng trưng cho hành Kim. Các khía cạnh âm dương của hình thể này trong vườn có thể rất khác nhau. Những cây hình bầu dục cao (thông, thuộc bài,…), lá san sát nhau có thể gây lo sợ khi đi luồn lách qua chúng. Mặt khác, một loạt cây dạng tròn, thuôn ở đỉnh trồng rải khắp vườn lại thể hiện niềm vui ngộ nghĩnh. Khu vườn toàn một màu trắng có thể mang đến một cảm giác tang thương, chết chóc nhưng trong một nhà kính nhỏ, chúng lại gây ra tác dụng ấm áp thích thú.
Kim chỉ về mùa thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh; khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm.
– Tính cách người thuộc hành Kim:
- Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết.
- Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng.
- Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ.
- Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi.
- Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.
- Tích cực – mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn
- Tiêu cực – cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị
– Vạn vật thuộc hành này:
- Tất cả các kim loại, hình dáng tròn bầu, mái vòm, vật dụng kim khí, cửa và bậc cửa, đồ dùng nhà bếp, màu trắng, xám, bạc và vàng ươm, tiền đồng,đồng hồ.
5. Thuyết ngũ hành Thủy
Ngoài chất liệu thực, hành Thủy được gợi ý qua các hình thể uốn lượn, thể hiện qua con đường và qua việc gieo trồng. Khu vườn trải sỏi và trồng cây thạch thảo (heather) là một ví dụ về việc gieo trồng dạng Thủy và các tác dụng tương tự có thể đạt được bằng việc trồng các cây thấp lùn hoặc bằng cách đưa vào yếu tố trôi dạt của các loại cây hoặc màu sắc giống nhau.
Thuỷ chỉ về mùa đông và nước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp, Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết; khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.
– Tính cách người thuộc hành Thủy:
- Người mạng Thủy giao tiếp tốt. Họ có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục.
- Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe.
- Có trực giác tốt và giỏi thương lượng.
- Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.
– Vạn vật thuộc hành này:
- Sông suối, ao hồ, màu xanh dương và màu đen, gương soi và kính, các đường uốn khúc, đài phun nước, hồ cá, tranh về nước.
Lý thuyết Ngũ hành trong thực dưỡng
Những lý thuyết về thuyết ngũ hành hình thành đã 5.000 năm trong Đông y và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ngũ hành bao gồm: Hành hoả, Hành Thổ, Hành Kim, Hành Thủy và Hành Mộc.
1. Lý thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc
Hãy tưởng tượng năm yếu tố sau đây di chuyển chiều kim đồng hồ xung quanh một vòng tròn với Hành hoả tại 12 giờ, Hành Thổ 2 giờ, Hành kim 5 giờ, Hành Thuỷ tại 7 giờ và Hành mộc tại 10 giờ.
Các yếu tố hỗ trợ tương sinh theo chiều kim đồng hồ và áp chế tương khắc theo mẫu hình ngôi sao sau đây: Nước (Hành thuỷ) khắc Lửa (Hành hoả), Lửa (Hành hoả) uốn cong kim loại (hành kim) , kim loại (hành kim) cắt cây (hành mộc), cây (hành mộc) phá vỡ đất (hành thổ), đất (hành thổ) giữ nước (hành thuỷ).
2. Tính chất riêng của mỗi Hành trong hương vị món ăn
Mỗi Hành có những đặc điểm tính chất riêng tượng trưng cho một vị trong món ăn và tác động đến những cơ quan trong cơ thể tương ứng.
a. Hành hoả
- Hương vị: đắng
- Thực phẩm: rau đắng, hạt nướng
- Các cơ quan: Tim/ Ruột non
- Mùa / Màu sắc: Mùa hè / Màu đỏ
- Hướng năng lượng: Hướng toả ra ngoài
- Phương pháp nấu: chiên, rang khô
b. Hành Thổ
- Hương vị: Ngọt
- Thực phẩm: Quả bí ngô, Chất ngọt
- Các cơ quan: dạ dày / Lách, Tụy
- Mùa / Màu sắc: Chớm đầu mùa thu / Màu cam
- Hướng năng lượng: Hướng Xuống dưới
- Phương pháp nấu: Luộc sôi
c. Hành kim
- Hương vị: cay
- Thực phẩm: Gừng, tỏi, mù tạt, hành tây
- Các cơ quan: Phổi / Đại tràng
- Mùa / Màu sắc: Cuối mùa thu / Màu trắng
- Hướng Năng lượng: Hướng xuống dưới
- Phương pháp nấu: Nấu bằng áp suất / Nướng bằng lò
d. Hành Thuỷ
- Hương vị: Mặn
- Thực phẩm: Rong biển, Đậu
- Các cơ quan: Thận / bàng quang / sinh dục
- Mùa / Màu sắc: Mùa đông / Màu xanh dương, Màu đen, Màu tím đậm
- Hướng Năng lượng: Trôi nổi bồng bềnh
- Phương pháp nấu: Muối chua làm gỏi
e. Hành Mộc
- Hương vị: chua
- Thực phẩm: quả chanh, dấm
- Các cơ quan: gan / túi mật
- Mùa / Màu sắc: Mùa xuân / Màu Xanh
- Hướng năng lượng: Hướng lên trên
- Phương pháp nấu: Hấp
3. Tầm quan trọng của ngũ hành trong việc nấu ăn và sức khỏe là:
Lưỡi cảm nhận được tất cả các vị trên, vì vậy tốt hơn hết trong bữa ăn nên có đầy đủ 5 vị. (Ví dụ: Cơm trộn rong biển, cá với gừng, bí ngô, cây súp lơ, dưa cải bắp).
Mỗi một vị ảnh hưởng đến một hệ thống cơ quan khác nhau trong cơ thể. Do đó hàng ngày cần phải ăn thức ăn có đủ ngũ vị để nuôi dưỡng tất cả các cơ quan.
Nếu một cơ quan nào đó cần bồi dưỡng, bạn có thể cung cấp thêm các loại thực phẩm phù hợp trong thể loại hỗ trợ cơ quan đó.
Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.
Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.
Các tìm kiếm liên quan đến thuyết ngũ hành
- ứng dụng học thuyết ngũ hành
- ví dụ về thuyết ngũ hành
- thuyết ngũ hành trong triết học
- trong thuyết ngũ hành, vị cay thuộc về hành:
- trình bày sự vận dụng học thuyết ngũ hành trong chế biến thuốc
- ngũ hành theo năm sinh
- học thuyết ngũ hành là gì
- ngũ hành tương sinh
News Thông tin cà phê
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Colombia
ContentsSự hình thành của học thuyết ngũ hành1. Ngũ hành là gì?2. Hàm nghĩa cơ ...
News Thông tin cà phê
Cà Phê Papua New Guinea – Hương vị bí ẩn từ Châu Đại Dương
ContentsSự hình thành của học thuyết ngũ hành1. Ngũ hành là gì?2. Hàm nghĩa cơ ...
Thông tin cà phê News
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Ethiopia
ContentsSự hình thành của học thuyết ngũ hành1. Ngũ hành là gì?2. Hàm nghĩa cơ ...
Tin tức Nổi bật Specialty Coffee Thông tin cà phê
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết. Bạn là Barista theo ...
News Thông tin cà phê
Arabica và Robusta: Sự khác biệt về hương vị
ContentsSự hình thành của học thuyết ngũ hành1. Ngũ hành là gì?2. Hàm nghĩa cơ ...
News Thông tin cà phê
Cảm quan về các hạt cà phê trên thế giới
ContentsSự hình thành của học thuyết ngũ hành1. Ngũ hành là gì?2. Hàm nghĩa cơ ...
News Thông tin cà phê
Vòng tròn hương vị cà phê – Coffee Taster’s Flavor Wheel
ContentsSự hình thành của học thuyết ngũ hành1. Ngũ hành là gì?2. Hàm nghĩa cơ ...
Thông tin cà phê
Lịch sử cảm quan của ngành cà phê
ContentsSự hình thành của học thuyết ngũ hành1. Ngũ hành là gì?2. Hàm nghĩa cơ ...