Tổng quan về Trà Trắng An Cát (Trà Trắng Anji)

Trà trắng An Cát là cây trà thuộc khu vực huyện An Cát, thành phố Hồ Châu, Tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trà Trắng An Cát là 1 trong 6 loại trà xanh nổi tiếng, bởi khi chồi và lá non của giống trà này có màu trắng, pha lẫn chút vàng nhạt của lá non và có rất ít màu xanh diệp lục, chính vì thế mà nó được gọi là trà trắng. Thông thường thời gian thu hoạch sẽ diễn ra trong mùa xuân trước tiết Thanh Minh, bởi thời gian này chồi và lá non sẽ trắng, sau khi chuyển sang mùa hè, mưa xuất hiện thì trà sẽ dần chuyển sang màu xanh, không khác những loại trà khác. Trà trắng đây chính là một sự biến đổi rất hiếm gặp để thích nghi với nhiệt độ môi trường, và nó vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ độ, ngưỡng nhiệt độ là 23°C, thời gian thu hoạch trà trắng thường diễn ra rất ngắn, khoảng chưa đến 1 tháng.

trà trắng an cát

Cây Trà Trắng An cát

Trong Trà Kinh của Lục Vũ, Đại Quan Trà Luận của Tống Huy Tông có nói về Trà Trắng An Cát là một loại trà đặc biệt hơn tất cả các loại trà khác, thường là tốt nhất. Cây có cành thưa hơn, ít lá hơn, mọc tự nhiên trên rừng núi, rất hiếm, chỉ có bốn, năm gia đình có loại cây này những rất ít, trong đó chỉ có vài cây hái được, mỗi năm chỉ thu được hai đến ba túi nhỏ. Loại trà thượng hạng này cần phải được hái lúc sương vẫn còn, khi mặt trời lên, sương tan sẽ phải dừng nay, cách hái trà cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, những thiếu nữ xưa thường phải để móng tay dài sau này dùng lưỡi lam để gắn vào tay), để móng tay cắt đứng chồi lá mà ngón tay không chạm vào trà, vì sợ nhiệt độ của cơ thể người khi chạm vào trà sẽ làm biến đổi phẩm chất của trà. Chồi là vá đều nhỏ, quá trình sao trà rất khói, bởi nếu không căn được lửa sẽ biến thành trà thường. Vì vậy chỉ có những tay cao thủ về trà làm việc một cách cẩn trọng mới có thể sao được trà này, nếu quá trình hai, sao… được thực hiện đúng mức thì loại trà này sẽ hơn hẳn các loại trà khác.

Nguồn gốc lịch sử của trà Trắng An Cát

Tên Trà Trắng xuất hiện đầu tiên dưới triều đại nhà Đường, Lục Vũ đã ghi trong cuốn “Trà Kinh”: vào thời Bắc Tống Khánh Lịch (1041-1048 năm) tại Vĩnh Gia, ôn châu, chiết giang, có Bạch Trà Sơn: “chồi trà có màu trắng như giấy, dân gian rất coi trọng loại trà này, vì cho rằng đây là loại trà quý”, trong hồ sơ ghi chép loại cho đến triều đại nhà Minh năm 350 thì không còn phát hiện trà trắng nữa, chính vì thế mà trà trắng An Cát đã lấp đầy khoảng trống lịch sử đó, như đã tìm lại được vật báu.

cây trà trắng an cát cổ thụ

Cây Trà Trắng An Cát cổ thụ

Vào năm 1930, tại An Cát đầu tiên đã phát hiện ra hàng chục cây Trà Trắng cổ thụ, tại Hiếu Phong Trấn, “những búp non có màu trắng như ngọc, sau khi sao chế thì không có màu vàng, sản phẩm được chính chùa Kim Quang tại địa phương làm ra” (theo Huyện Chí: ghi chép của địa phương), Trà Trắng An Cát rất đặc biệt và hiếm, bởi chồi khi phát triển trong mùa xuân sẽ có màu trắng thuần, khi gần hết mùa xuân thì chuyển dần sang trắng xanh có thêm chút màu vàng, và đến mùa thu thì sẽ xanh hoàng toàn. Đây quả thực là một giống trà vô cùng quý hiếm, để tạo lên một chất lượng trà tuyệt hảo, tạo lên một bức tranh vô cùng đa dạng và phong phú về Trà.

Năm 1982, tại Thôn Đại Khê, Trấn Thiên Hoàng Bình, Huyện An Cát, Hồ Châu, Triết Giang, trên núi cao hơn 800m so với mực nước biển lại tìm thấy một cây Trà Trắng có niên đại hàng trăm năm trở lên, với các chồi và lá non có màu trắng thuần, các đường gân có màu hơi xanh, rất ít khi kết hạt. Viện Kỹ Thật Lâm Nghiệp Trung Quốc đã tiến hành nhân giống thành công giâm chiết cành), đến năm 1996 đã trồng được hơn 1.000 mẫu anh (1 mẫu anh ~ 4046.86 m²), diện tích thu hoạch để chế biến không quá 200 mẫu anh, sản lượng 1 năm không đủ 1 tấn. Trà Trắng có thành phần Axit Amin lên đến 6,19 % – 6,92 % cao hơn so với loại trà bình thường, polyphenol chiếm 10,7 %, vào năm 1996 Trà Trắng An Cát có giá bán 1500 – 2200 nhân dân tệ cho 500gr, bởi sản lượng ít, thời gian thu hoạch ngắn, cung không đủ cầu.

Môi trường phát triển của Trà Trắng

Núi Thiên Mục nằm ở An Cát, nơi đây có nhiều dãy núi trập trùng, rợp bóng trúc, lượng mưa dồi dào, đất đai màu mỡ phì nhiêu, cùng với đó thì đất đai nơi đây còn được bao phủ hơn 60 % bởi thảm thực vật, tỷ lệ rừng bao phủ là hơn 70 %, Thiên Mục Sơn có hình dáng giống như cái ki (giống cái hốt đất, hốt rác). Nơi đây có Thiên Mục Sơn và Long Vương Sơn là hai tấm chắn tự nhiên chắc chắn, giúp bảo vệ khu vực sản xuất.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về trà Thiết Quan Âm Thanh Hương

trà trắng an huy được trông tại núi thiên mục

Trà Trắng An Cát được trồng tại núi Thiên Mục

An Cát có khi hậu ôn hòa quanh năm, thời gian có sương giá ngắn, trong mùa đông thì có nhiệt độ thấp kéo dài thường là dưới 10°C, độ ẩm là 81%, ít tia cực tím. Trong dất đai chứa nhiều thành phần như kali, magie và các nguyên tố vi lượng khác. Điều kiện nơi đây rất tốt cho quá trình trao đổi chất của Trà Trắng An Cát, cũng như quá trình tích lũy Axit Amin được tốt hơn, đây cũng chính là nền tảng cho ra loại Trà Trắng chất lượng cao, thơm ngon.

Trong thực tế, vườn trà thường được bao quanh bởi rừng tre, trúc, hoặc được trồng gần đó, trà thường có mùi thơm của hát dẻ hoặc hoa phong lan, vườn trà càng được trồng gần rừng trúc thì mùi hương hạt dẻ, hoặc hoa lan lại càng đậm, rõ ràng hơn. Có lẽ môi trường sinh thái độc đáo của trúc đã sinh ra cây Trà Trắng An Cát.

đặc tính của trà trắng an cát

Đặc tính của Trà Trắng An Cát

Trà Trắng An Cát, Chiết Giang có đặc tính đặc biệt, đó là vào mùa xuân, trước tiết Thanh Minh các chồi và lá non do thiếu hụt chất diệp lục, nên có màu trắng. Trước tiết Cốc Vũ thì chồi và lá non sẽ có màu đậm hơn, đa phần sẽ có màu trắng ngọc. Trước tiết Hạ Chí sẽ chuyển dần thành màu trắng xanh lá cây, thêm một chút màu vàng nhạt. Nhưng khi chuyển sang mùa Hạ thì chồi và lá non sẽ chuyển thành màu xanh, giống như những loại trà bình thường khác. Quá trình biến đổi và chuyển hóa thành màu trắng đó chính là điểm kỳ diệu, vô cùng đặc biệt, cũng chính trong thời gian này là thời gian thu hoạch và chế biến trà, khoảng thời gian này rất ngắn, đấy chính là đặc trưng của Trà Trăng An Cát.

quy trình sản xuất trà trắng an cát

Quy trình sản xuất Trà Trắng An Cát

Thu hái : Trà Trắng An Cát được hái trong những buổi sáng sớm, và được đặt riêng ra từng ngày khác nhau, quá trình thu hái cần phải thực hiện đều đặn và chăm chỉ, cũng như phải giữ sạch sẽ. Búp trà Minh Tiền phải là một chồi một lá, kích thước đồng nhất, khi hái các búp trà thì phần cuống phải có chừa một đoạn ngắn. Trong quá trình hái phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nên sử dụng các giỏ tre để đựng và vận chuyển chồi lá.

Cách hái : Sử dụng hai ngón tay cần lấy chồi và lá non của trà, sau đó bẻ nhẹ, búp chè sẽ gẫy một cách gọn gàng, mà không để lại vết sước nào, đó là cách hái tốt.

Phơi trà : khi phơi trà nên trải đều, độ dày đều nhau, không phơi dưới ánh nắng mặt trời, khi phơi cần phải phải nhẹ nhàng để tránh dập nát, hư hỏng. Mục đích là để giúp nâng cao chất lượng trà, dễ dàng hơn trong việc sao chế.

Sao chế : Đầu tiên phải sử dụng nhiệt đột cao để triệt tiêu Enzym, nhiệt độ khoảng từ 250 đến 300 °C, cũng như tránh được tình trạng xuất hiện màu đỏ hoặc đen xuất hiện trên búp trà, trong quá trình sao trà khi nghe tiếng nổ với âm thanh nhỏ là quá trình sao hoàn tất, mỗi lần sao 800gr trà trong vòng 2 phút.

Kiểm soát : Sau khi đã xong một lần sao trà, thì nhất định phải để cho nhiệt độ của chảo hạ xuống, ở mức âm ấm, thời gian khoảng 3 phút.

Hong khô: tiếp đến là bước hong khô với máy sấy với nhiệt độ khoảng 100℃ trong thời gian là 10 phút, rồi chuyển sang hong lạnh 15 phút, tiếp đó là chuyển sang quá trình hong khô phức tạp ở nhiệt độ khoảng từ 80 đến 90 ℃.

Lưu trữ : Trà Trắng An Cát lữu trữ tốt nhất khi độ ẩm ở mức 6%, bằng nhiệt độ lạnh khoảng từ 0 – 5 ℃. Quá trình đóng gói cần phải được thực hiện sau khi trà được lấy ra từ hầm lạnh hầm lưu trữ) và mở ra để nguội hẳn, khoảng 3 giờ đồng hồ, lúc đó mới tiến hành đóng gói.

cách thưởng trà trắng an cát

Nghệ thuật thưởng trà Trắng An Cát

Trà Trắng An Cát có sắc, hương, vị, hình dáng đẹp, chính vì thế mà bạn cần phải nắm vững được kỹ thuật sao chế mới có thể thưởng thức và lãnh hội được tất cả độ thơm ngon, đặc biệt của nó. Trà Trắng An Cát với phiến lá màu trắng ngọc, đường gân lá màu xanh biếc, mang đến sự tươi mới, thư thái, ngọt ngào, hương thơm sảng khoái lan tỏa đến cả thị giác và vị giác.

cách pha trà trắng an cát

Các bước chuẩn bị trước khi pha Trà Trăng An Cát

Lựa chọn trà: chọn loại 1 trồi 2 lá mới bung, 1 trồi 1 lá mới bung, màu sắc của trà phải xanh tươi pha lẫn một chút màu vàng non, hương thơm cảm nhận được sự tươi mới, ngoại hình đều, đẹp, đó là những điểm nổi bật của Trà Trắng An Cát chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm:  Tổng quan về Trà Thiết Quan Âm Trần Hương (Trà Lão Thiết)

Nước pha trà: để pha Trà Trắng An Cát nên sử dụng nguồn nước trong sông Hoàng Phố là ngon nhất. Đặc tính của Trà Trắng An Cát là mềm, lá mỏng chính vì thế là không nên pha bằng nước có nhiệt độ quá cao, thông thường sẽ ở mức 80 – 85 ℃ là thích hợp. Nhưng làm sao để xác định được nhiệt độ của nước mà không cần phải dùng đến nhiệt kế, đây cũng chính là cái thú trong trong quá trình thưởng trà của người yêu thích thưởng trà.

Theo như Lục Vũ đã nói trong Trà Kinh: “Nước sôi, bọt như mắt cá, nghe hơi có tiếng, ấy là lần sôi thứ nhất; thành nồi bọt bám tựa suối xiết tuôn châu, ấy là lần sôi thứ hai; còn khi nước đã sùng sục như sóng vỗ mây đùn, thì là lần sôi thứ ba rồi vậy. Để lâu nước già, không dùng được nữa.”

Trà cụ: nói về trà cụ thì có rất nhiều loại, cũng như bộ nhiều ít khác nhau, nhưng để pha trà Trắng An Cát thì nên sử dụng cốc thủy tính, hoặc ấm thủy tinh thon cao, bởi khi pha trà ngoài việc cảm nhận về hương thơm tươi mới, màu sắc và vị ngọt nồng hậu sảng khoái, thì chúng ta còn cảm nhận vẻ đẹp khi búp trà nhảy múa theo nhiều hình dáng khác nhau búp trà rơi xuống theo nhiều hướng khác nhau rất đẹp).

hình ảnh trà trắng an cát

Ngoại hình và đặc thù

Trà trắng An Cát có hình dáng thẳng, chồi có lông trắng (lớp lông mỏng) bao phủ như được khảm thêm màu vàng- xanh, như mũi tên bạc, mười phần khác biệt. Sau khi pha trà hương thơm sẽ bốc lên lan tỏa, khi uống vào sẽ cảm thấy cảm giác thoải mái, miệng ngập tràn hương thơm, dự vị ngọt ngào nồng đậm. Nụ trà nở ra, xanh non sáng ngời.

Trà Trắng An Cát quả thực khác biệt với những loại trà xanh khác, bởi nó có chứa hương vị của núi rừng, vì càng trồng gần rừng trúc thì hương thơm càng đậm đà và rõ ràng. Chất lượng trà càng cao thì hương vị càng thơm ngon và đậm đà, có lẽ hương vị của trà có lẽ cũng là hương vị của đất trời nơi này. Trà Trắng An Cát “Dáng Phượng” có chồi thẳng, chắc chắn và đồng đều, sắc xanh non, viền vàng. Trà Trắng An Cát “Dáng Rồng” có chồi dẹp, trơn bóng, thẳng nhọn, xanh non sắc ngọc, đều đặn ngay ngắn. Hai loại trà đều có màu nước xanh non sáng ngời, hương khí tươi mới kéo dài, tự vị êm dịu, hương thơm ngào ngạt, ngọt thanh khiết, lá có màu trắng ngọc.

trà trắng an cát

Trà Trắng An Cát có 2 loại Phượng Hình và Long Hình

Trà được chia theo các cấp khác nhau, từ một mầm mới, cho đến một mầm 2 lá và một mầm 3 lá. Khi được sao chế thành phẩm, thì Trà Trắng An Cát cung có màu xanh hơi vàng, (rất nhiều loại trà xanh có đặc điểm này), chính vì thế mà người ta sử dụng Trà Long Tỉnh Tây Hồ chế biến thành “Trà Trắng An Cát Long Tỉnh” với mong muốn tìm sự hoàn mỹ, nhưng để so sánh với Trà Trắng An Cát “Phượng Hình” thì quả là có thua thiệt, đặc biệt là so sánh với loại 1 chồi lớn. Còn về phần Trà Trắng An Cát “Hình Rồng” thì ngày càng được ít người biết đến, thị trường thu hẹp, cũng như giá rất cao.

trà trắng an cát mang đến lợi ích cho sức khỏe

Lợi ích sức khỏe của Trà Trắng An Cát

  1. Bảo vệ tế bào thần kinh, tốt cho người bị tổn thương não và mất trí nhớ, trà Trắng An Cát còn có chứa lipid và một số loại axit amin Diphenylamine, thúc đẩy gan trong quá trình tổng hợp Prothrombin, có tác dụng chống lão hóa hiệu quả.
  2. Ổn định huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, trà trắng An Cát còn chứa rất nhiều acid amin butyric có thể làm hạ huyết áp, giảm mỡ máu, hạ đường huyết
  3. Giảm căng thẳng, giúp an thần
  4. Cải thiện trí nhớ, giúp tăng khả năng học tập, Trà Trắng An cát với nguyên tố vi lượng mangan, kẽm, selen và polyphenol, giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ các tế bào thần kinh
  5. Cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt
  6. Nâng cao hiệu quả phòng chống ung thư, bởi trong trà cso chứa polyphenol giúp ngăn ngừa ung thư.
  7. Bảo vệ gan, giảm béo hiệu quả, thông thường phụ nữ uống Trà Trắng An Cát trong thời gian dài sẽ giúp thân hình thon thả hơn, làn da trắng đẹp, thân hình khỏe mạnh. Thực tiễn chứng minh nếu uống Trà Trắng An Cát trong vòng 15 ngày liên tục có thể giúp cơ thể giảm được 2kg cân nặng
  8. Ngăn chặn và bảo vệ cơ thể khỏi phóng xạ, bởi trong Trà Trắng An Cát có chứa lipopolysaccharide rất hiệu quả trong việc phòng phóng xạ, đồng thời giúp cho mạch máu tăng cường sức dẻo dai.

Ngoài ra uống trà thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường được hệ miễn dịch, và đặc biệt là Trà Trắng An Cát có hàm lượng theanine cao hơn với trà bình thường, vì thế uống Trà Trắng An Cát giúp cơ thể con người có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn.

  1. Polyphenol có trong trà Trắng An Cát được hòa tan trong nước, có thể pha trà Trắng An Cát hoặc dùng nước chà uống dư để rửa mặt, nước trà giúp cho da mặt loại bỏ được chất nhờn hiệu quả, đồng thời làm trắng da, chống lão hóa da, loại bỏ tàn nhang, đốm đen rất tốt.
  2. Acid Tannic trong trà có tác dụng diệt khuẩn, hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn cũng như khử mùi hôi trong miệng.
  3. Trong trà có chứa thành phần Vitamin C, có tác dụng làm giảm độ mờ đục của thủy tinh thể mắt, loại bỏ sự căng thẳng của thần kinh và giảm mệt mỏi cho mắt, cải thiện thị lực
  4. Hàm lượng florua trong trà rất cao, vì thế uống trà còn có tác dụng tốt để làm trắng cũng như tẩy các mảng bám trong răng.
  5. Caffein trong trà có tác dụng làm tăng tiết dịch vị dạ dày, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Ngoài ra Caffein còn giúp tăng sự dẻo dai trong quá trình vận động và làm việc.
  6. Theo cuộc điều tra của tổ chứ Y Tế Thế Giới tiến hành, thì phụ nữ có thời gian dài uống sẽ có thân hình thon thả hơn, làn da trắng đẹp, thân hình khỏe mạnh hơn.
  7. Trà Trắng An Cát có chứa nhiều thành phần Axit Béo, vì thế khi uống trà còn giúp cho cân bằng được độ nhờn trên da, giúp da không bị nhờn cũng như không bị khô, da trở nên đẹp hơn, đặc biệt hữu ích cho những người có làn da mỏng (da mỏng trắng thường hay bị tác động của môi trường, nắng… sinh ra nám, sạm da…) từ đó da trở nên hồng hào, khỏe mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu về trà phổ nhĩ tiểu thanh cam (phổ nhĩ quýt)

trà thánh lục vũ và trà trắng an cát

Truyền Thuyết về Trà Trắng An Cát

Truyền thuyết kể rằng, trà thánh Lục Vũ sau khi đã viết xong “Trà Kinh” nhưng trong lòng vẫn có một cảm giác gì đó khó nói lên thành lời, tuy đã nếm thử tất cả các loại trà trên đời rồi, nhưng vẫn luôn cảm thấy vẫn còn loại trà tốt hơn, vì thế ông cùng với một cậu bé đi du ngoại sơn thủy để tìm trà. Đến một ngày Lục Vũ cùng đồ đệ đi tới Hồ Châu Phủ, trên một ngọn núi cao, trên đỉnh núi có một mảnh đất bằng phẳng, mọc đầy những cây trà mà Lục Vũ chưa bao giờ gặp qua, loại trà này lá cây cũng giống như trà bình thường, duy chỉ có chồi non là màu trắng như ngọc, đẹp phi thường. Lục Vũ rất vui mừng, lệnh cho đồ đệ hái và sao chế trà ngay, rồi lấy nước tại suối gần đấy để pha trà, thấy nước trà trong xanh, nghe hương thơm bốc lên mũi thanh khiết, sảng khoái, ông liền uống một ngụm, ngửa mặt lên trời hét lớn Ah ! rồi nói, rốt cuộc ta cũng tìm được ngươi, rốt cuộc ta cũng tìm được ngươi, cuộc đời này cũng không phí hoài, rồi Lục Vũ đắc đạo hướng lên trời bay đi.

Lục Vũ hóa thành tiên, sau đó lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng biết Lục Vũ là trà thánh ở dưới nhân gian, khi đó trên trời chỉ có Ngọc Dịch Quỳnh Tương (tương truyền khi uống có thể bất tử), hông biết trà là gì, Lục Vũ liền lấy Trà Trắng dâng lên cho Ngọc Hoàng và chúng tiên uống thử, tất cả đều thốt lên, “Tuyệt diệu thay” Ngọc Hoàng vui mừng “Tuyệt diệu thay”! “Đây là tiên phẩm, không thể lưu lại nhân gian, không thể lưu lại nhân gian”. Ra lệnh cho Lục Vũ mang thiên binh xuống đem Bạch Trà lên Thiên Đình, Lục vũ không đành lòng khi nhân gian lại mất đi vật phẩm quý giá như này, nên đã để lưu lại nhân gian một hạt Trà Trắng. Mãi đến thế kỷ 20 mới phát hiện ra một cây Trà Trắng cổ thụ, nhân gian thật là may mắn thay.

phân biệt chất lượng trà trắng an cát

Cách phân biệt chất lượng Trà Trắng An Cát

Hình dáng: Hình dáng của chồi dài, mập đều đặn, lá giống như cung đang giương lên, có lớp lông trắng trên chồi, thì đây là loại thượng hạng. Còn chồi dài, nhỏ, lông trắng trên chồi thưa thớt thì đây là loại 2. Chồi và lá cũ kỹ, không đồng đều đây là loại 3.

Trạng thái: lá non chuyển động trở về trạng thái tự nhiên, bề mặt lá có gợn sóng, chồi khép lại nhẹ nhàng, chồi nhọn, không gấp khúc uốn lượn. Lá mỏng mở rộng, cong, uống lượn là thứ phẩm.

Màu sắc: mặt trước cúa lá hơi xanh (lưng lá màu trắng bạc) hoặc xanh lá cây, xanh biếc, đây chính là đặc điểm của sản phẩm thượng. Còn loại có màu xanh non pha lẫn màu vàng, đen, hơi đỏ, sẫm thì đây là loại nhị phẩm.

Tinh Sạch: Yêu cầu không được chứa tạp chất, chồi già, lá già… nếu có chứa tạp chất là chất lượng thấp

Vị giác: Tươi mới, êm dịu, ngọt thanh là thượng phẩm, còn hương và vị nhẹ, thô là hạ phẩm.

Mùi thơm: Hương thơm bốc lên đậm, tươi mát, tinh khiết là thuộc loại thượng phẩm, còn loại có mùi hơi hôi, mất đi sự tươi mới do sự lên men (chưa được triệt tiêu) đây là hạ phẩm

Màu nước: nước có màu vàng, xanh, trong sáng là loại thượng phẩm, còn loại có màu tối, nâu là hạ phẩm.

Bã Trà: Búp trà vẫn còn nguyên vẹn, cũng như thấy được hình dáng tươi mới, sáng là loại cao cấp, còn loại sẫm màu, vảng đỏ, bị nát là hạ phẩm.

Bài gốc: Thích Uống Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.