7 Lý Do Khiến Cơ Thể Bạn Cần Sắt Hơn Bao Giờ Hết

Sắt là một khoáng chất rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều chứa sắt. Nhưng hầu hết sắt nằm ở trong các tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan và mô.

Sắt đóng vai trò tạo ra năng lượng từ chất dinh dưỡng. Sắt cũng đóng vai trò truyền các xung thần kinh trong cơ thể. Tín hiệu xung thần kinh hoạt động trong các phần khác nhau của cơ thể.

Bổ sung sắt tự nhiên từ thực phẩm

Hầu hết mọi người lấy lượng sắt được đề nghị từ thực phẩm có chứa sắt.

Ví dụ: những thực phẩm nhiều sắt bao gồm: thịt, trứng, hạt đậu, cá, trái cây khô, cải bó xôi, hạt bí đỏ, quinoa (diêm mạch), thịt gà.

Tuy nhiên có những lý do cụ thể khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt lượng sắt được yêu cầu vì thế nảy sinh ra các hệ quả do thiếu sắt gây ra, đó là những ảnh hưởng sức khỏe không ai mong muốn.

Dưới đây là những lý do hàng đầu khiến cơ thể cần ăn các thức ăn chứa nhiều sắt hơn.

Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu thêm về hạt macca và công dụng

1. Bạn bị thiếu máu

Thiếu sắt gây thiếu mâu

Thiếu sắt trong hồng cầu sẽ gây thiếu mâu

Thiếu máu do thiếu sắt là trường hợp xảy ra khi không có đủ sắt trong các tế bào hồng cầu. Thiếu sắt trong hồng cầu làm cho nó không cung cấp đủ oxy cho các tế bào và mô.

Thiếu máu có thể gây suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt và khó tập trung.

Thiếu sắt có thể gây ra do kinh nguyệt nặng hoặc kinh nguyệt kéo dài, loét dạ dày tá tràng, mất máu do chấn thương, hiến máu, xuất huyết tiêu hóa hoặc do sử dụng liên tục và kéo dài các loại thuốc như aspirin và ibuprofen

2. Tập thể dục

Phụ nữ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn

Nữ vận động viên hoặc tập thể dục thường xuyên có khả năng thiếu sắt cao hơn

Các nghiên cứu nói rằng các vận động viên nữ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn. Lý do chính xác thì không rõ, các chuyên gia đưa ra giả thuyết là phụ nữ cần nhiều tế bào hồng cầu hơn để vận chuyển oxy trong cơ thể.

Nếu bạn là một vận động viên hoặc là người có thói quen thường xuyên tập thể dục, hãy đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể.

3. Kinh nguyệt

Phụ nữ dễ bị nguy cơ thiếu máu so với nam giới.

Có thể bạn quan tâm:  10 tác dụng của hạt dẻ cười Mỹ gây ấn tượng mạnh mẽ với giới khoa học

Điều này là do kinh nguyệt làm giảm hàm lượng sắt trong cơ thể. Vì vậy là phụ nữ bạn cần phải chú ý thường xuyên hơn đến lượng sắt của mình

4. Lọc máu

Những người đang phải chạy thận cần  thêm một lượng sắt. Erythropoietin là một nội tiết tố được tạo ra bởi thận,  Hormone này có vai trò thông báo cho cơ thể tạo ra hồng huyết cầu

Bệnh thiếu máu là một tác dụng phụ khi thận không làm việc đúng mức.

Những người đang phải chạy thận sẽ mất một lượng máu nhỏ trong quá trình lọc máu.

Hơn nữa chế độ ăn được khuyến cáo trong quá trình lọc thận lại phải giảm bớt sắt.

Vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách để duy trì lượng sắt trong suốt quá trình lọc thận.

5. Mang thai và sau khi mang thai

Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày. Những người phụ nữ khác cần khoảng 15-18mg sắt mỗi ngày. Đây là những nguồn thực phẩm để bà bầu bổ sung sắt.

Phụ nữ mang thai không cần tăng lượng vitamin trước khi sinh trong trường hợp họ bị thiếu sắt. Nó có thể làm tăng sự hiện diện của các vitamin khác trong cơ thể và có thể gây hại cho em bé.

Em bé khi ở trong tử cung lấy rất nhiều sắt từ mẹ. Hàm lượng sắt này được sử dụng trong 6 tháng đầu.

Có thể bạn quan tâm:  Rong biển khô là gì và cách nấu chúng thành các món chay thanh đạm

Lượng sắt này được sử dụng trong suốt 6 tháng đầu sau khi sinh.

Vì thế người mẹ nên tăng việc tiêu thụ sắt cho đến khi em bé được 6 tháng tuổi.

Trẻ sinh non cần nhiều sắt hơn các trẻ sinh đủ tháng.

Đọc thêm: Những điều cần biết về thiếu sắt trong thai kì

6. Mất máu thường xuyên

Nếu bạn bị mất máu nhiều hơn bạn có thể cần tăng lượng sắt.

Những người hiến máu thường xuyên hoặc những người hay bị xuất huyết đường tiêu hóa có nguy cơ thiếu sắt cao hơn.

Những người bị thiếu sắt được khuyến cáo không nên hiến máu thường xuyên.

7. Bạn có ADHD

Thiếu hụt sắt và rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) có liên quan với nhau.

Bệnh nhân ADHD sẽ có nồng độ Sắt và Ferritin thấp.

Ferritin chịu trách nhiệu lưu trữ sắt bên trong các tế bào để sử dụng vào giai đoạn sau này

Kết lại

Trên đây là 7 lý do rất phổ biến mà cơ thể con người cần bổ sung nhiều sắt hơn. Nếu bạn gặp phải các tình huống trên, nhớ ăn uống bổ sung sắt đầy đủ để cơ thể luôn duy trì được trạng thái khỏe mạnh bạn nhé.

Bài gốc: NgonShop

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.