Trên thực tế, chẳng ai đảm bảo lúc nào cũng có thể làm việc hết công suất được. Bạn có động lực, bạn đặt mục tiêu, bạn có phương pháp và thói quen được thiết lập,… nhưng thực tế không bao giờ bạn có thể đáp ứng được bởi những gián đoạn trong quá trình thực hiện. Sự gián đoạn có thể là một cuộc gọi gấp về công việc hoặc vấn đề gia đình, bạn bị ốm, hoặc các căng thẳng về công việc phun trào… Do đó, kế hoạch của bạn sụp đổ.
Bạn không thể đảm bảo kế hoạch của bạn không bị gián đoạn vì bạn không thể kiểm soát thế giới xung quanh. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát chính bản thân bạn. Khi bạn vạch rõ được con đường để đi và xây dựng những thói quen hữu ích, sự quyết tâm và năng lượng để mạnh mẽ vững bước. Đôi khi, vẫn có những thứ của cuộc sống làm chệch hướng đi của bạn, nhưng con đường thì vẫn còn ở đó. Bạn càng đi theo chúng một cách kiên định, thì bạn càng dễ đạt được mục tiêu, thậm chí bạn không phải suy nghĩ về nó.
Sau đây là 4 thói quen mà JobsGO cho là hữu ích để phát triển bản thân mỗi ngày.Xây dựng những thói quen cá nhân hữu ích hàng ngày, từng thói quen một, từng chút một cho đến khi chúng là một phần hiển nhiên trong cuộc sống của bạn. Kết quả sẽ vẫn là bạn, nhưng tốt hơn, làm việc ở mức độ hiệu quả, trí tuệ, sự sáng tạo, và tập trung cao hơn.
1. NGỦ ĐỦ GIẤC
Thiếu ngủ, hoặc giấc ngủ kém, là một vấn đề khá lớn: thiếu ngủ làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tật, giảm khả năng miễn dịch, buồn rầu, và suy giảm chức năng về nhận thức. Bạn không thể suy nghĩ, tập trung, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hoặc ra quyết định tốt khi bạn mệt mỏi.
Vậy tại sao chúng ta không ngủ đủ giấc? Khả năng của chúng ta là tạo ra ánh sáng ban ngày nhân tạo, cộng với khuynh hướng sử dụng màn hình quá nhiều và nỗi ám ảnh lối sống để trở nên bận rộn, vì vậy chúng ta đang phá hoại giá trị giấc ngủ.
Ngủ không đủ giấc không khiến bạn quan trọng hơn, nó làm cho bạn mệt mỏi. Sự thật là chúng ta đôi khi vẫn có giấc ngủ “đủ”, nhưng nó thường không phải là thói quen, tiếp tục ngủ sau chuông báo thức, ngủ trễ trong những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ, hoặc ngủ trưa lâu hơn cho đến cả buổi chiều. Chúng ta sẽ bị bỏ lỡ những thứ của cuộc sống mà chúng ta muốn trải nghiệm.
Lời khuyến nghị ngủ đủ tám tiếng một đêm không phải là con số tự dưng mà có. Tổng thời gian bạn ngủ có thể nhiều hoặc ít hơn; nhưng bạn sẽ cần phải làm một số trải nghiệm để tìm ra con số phù hợp cho bạn. Trước tiên, bắt đầu theo dõi giấc ngủ của bạn: khi nào bạn đi ngủ, khi nào bạn thức dậy, chất lượng giấc ngủ của bạn, và bạn cảm thấy mệt mỏi hay lanh lẹ như thế nào trong suốt ngày hôm đó.
Tiếp theo, tạo cho bản thân một thói quen đi ngủ đều đặn hoặc thức dậy đều đặn. Nếu bạn tạo một thói quen đi ngủ đều đặn, hãy để cho bản thân mình ngủ cho đến khi thức dậy một cách tự nhiên. Hoặc, nếu bạn chọn một thời gian thức dậy đều đặn, hãy để bản thân đi ngủ trước khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể sẽ cần ngủ thêm trong một vài ngày để cho cơ thể bạn theo kịp, nhưng bạn sẽ sớm thấy được một lượng giấc ngủ khá ổn định. Khi bạn đã xác định được tổng thời gian ngủ cần thiết, hãy cố gắng bám lấy nó tốt nhất có thể. Nói không với những thứ khiến bạn bỏ qua thời gian ngủ lý tưởng của bạn, tắt các màn hình laptop, điện thoại, hoặc, nếu bạn biết bạn sẽ phải thức trễ để làm một số việc quan trọng nào đó, hãy để cho bản thân thức dậy trễ hơn vào ngày hôm sau.
Với giấc ngủ đầy đủ, bạn sẽ không bị hoạt động kiệt sức nữa. Bạn sẽ xử lý và phân tích thông tin tốt hơn, bạn sẽ đưa ra các quyết định tốt hơn, và bạn sẽ nhớ nhiều hơn. Bạn sẽ ít cảm thấy mệt mỏi vì các chướng ngại vật và cảm thấy ít bị choáng ngợp bởi những dự án lớn hoặc những công việc phức tạp.
2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”
Bạn có thể gọi nó với cái tên khác: Thời gian lên kế hoạch. Động lực buổi sáng. Nghỉ tối. Theo đuổi sự phát triển cá nhân… Hoặc gọi bằng bất cứ cái tên khác. Tuy nhiên, điều quan trọng về thói quen này không phải là tên gọi của nó, mà là bạn thực hiện nó. Chọn thời gian thường xuyên và “hàng ngày” là tốt nhất, nhưng hai lần một tuần hay thậm chí hàng tuần vẫn có thể chấp nhận được. Bạn có thể thực hiện trong một giờ là quá tuyệt vời, nhưng không bắt buộc; nếu ba mươi phút là những gì bạn có thể, thì ba mươi phút cũng ổn.
Thói quen này rất khó để hướng dẫn, bởi vì thật sự là nó tùy thuộc vào bạn. Mục đích là dành thời gian này để cải thiện bản thân và quản lý cuộc sống của bạn. Những mục tiêu này ở mỗi người là khác nhau.
Ví dụ dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể làm hoặc hoàn thành trong giờ “sức mạnh”:
- Viết một chút nhật ký, tâm sự trong lòng bạn ra giấy.
- Tập yoga.
- Thiền.
- Đọc một vài thứ tạo cảm hứng và gợi trí tưởng tượng.
- Thực hành với một kỹ năng hoặc chủ đề mới học
- Nghiên cứu điều gì đó mà bạn thấy hứng thú.
- Lập kế hoạch tuần / ngày / tháng.
- Nhìn các mục tiêu trong tương lai cho quý tiếp theo hoặc năm tới.
- Lập kế hoạch / chiến lược cấp độ cao cho các mục tiêu trong tương lai.
- Phân tích các quy trình và hệ thống trong cuộc sống.
- Hoàn thành một khóa học hoặc lớp ngắn hạn.
Ban đầu, đừng lo lắng về lịch trình. Có thể viết ra một số ghi chú, hoặc đọc một quyển sách hoặc một bài báo. Xem lại lịch của bạn. Hãy nghĩ về một mục tiêu lớn và cách bạn có thể làm việc hướng tới nó.
Đó là cách thực hiện sự chú ý mà nó quan trọng khi bạn thiết lập thói quen: bạn đang tự đào tạo bản thân để chủ động quan tâm đến sự phát triển cá nhân và cuộc sống của bạn. Thay vì bị động chờ đợi những sự việc bất ngờ của cuộc sống, bạn hãy nghĩ đến những điều mong muốn, những ưu tiên của bạn và những điều bạn cần để đạt được trước mắt. Có lẽ lúc đầu, bạn sẽ luôn cảm thấy nó chưa cần thiết; điều đó là bình thường. Nó sẽ trở nên tốt hơn.
Khi bạn thiết lập thời gian này hàng ngày trong cuộc sống của bạn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy việc kiểm soát cuộc sống của bạn là cần thiết. Cảm giác kiểm soát đó sẽ không là tuyệt đối; nghi ngờ dâng lên, danh sách công việc của bạn vẫn còn quá dài, căng thẳng trở lại. Nhưng mỗi ngày bạn thực hiện được thói quen nhỏ nhưng mạnh mẽ này, bạn sẽ cảm thấy sự kiểm soát tăng lên và stress giảm đi.
Bạn sẽ thấy rằng bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Bạn đang trên con đường tạo ra và quản lý cuộc sống của chính mình, thay vì đáp ứng cho các sự kiện và hoàn cảnh khác nhau, chạy đua điên cuồng và không bao giờ bắt kịp. Và vì thế cuộc sống sẽ bớt căng thẳng, bớt hỗn loạn, chắc chắn hơn và tự tin hơn.
Sự tự tin bên trong bạn được xây dựng bằng cách dành thời gian cho bản thân và quản lý cuộc sống là phần lớn. Bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu chính mình, bắt đầu khám phá những ham muốn và khả năng của mình một lần nữa. Và bạn sẽ bắt đầu thấy cách lấy lại thời gian của mình, cách quản lý cuộc sống của bạn, làm thế nào để theo đuổi các mục tiêu, làm thế nào để chạm tới khả năng tiềm năng của bạn.
Có một lời cảnh báo với thói quen này, nếu bạn thực hiện giờ sức mạnh trong một khoảng thời gian, nhưng bạn cảm thấy bị mắc kẹt và không có động lực, thì đây có thể là vấn đề của bạn. Tất cả dòng chảy vào, không có dòng chảy ra. Sự trì trệ tạo ra sự nghi ngờ bản thân, biến thành sự tê liệt.
Sau khi thói quen của bạn được thiết lập tốt, hãy kiểm tra sự cân bằng đầu vào-đầu ra của bạn. Hãy đọc, nghiên cứu, lập kế hoạch và học tập, sau đó thực hành. Bắt đầu tạo ra những thứ mà bạn đang học, thậm chí là theo cách thô sơ nhất. Khi bạn kết hợp đầu ra với đầu vào, bạn tạo ra dòng chảy trong cuộc sống bên trong của bạn. Mỗi bước tiến bộ nhỏ tạo ra động lực, dẫn đến tiến bộ hơn, và tăng năng suất (và hạnh phúc) lên một cấp độ khác.
2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY
Đây là những điều xảy ra khi bạn tập thể dục, theo nhà thần kinh học Tiến sĩ Judy Cameron: “Ngay lập tức, các tế bào não sẽ bắt đầu hoạt động ở mức cao hơn… làm cho bạn cảm thấy nhanh nhẹn hơn, tỉnh táo trong khi tập thể dục và tập trung hơn sau đó. Khi bạn làm việc thường xuyên, bộ não quen với việc lưu thông máu thường xuyên và thích nghi bằng cách tắt hoặc mở các gen nhất định. Nhiều sự thay đổi này làm tăng chức năng tế bào não và bảo vệ khỏi bệnh tật…”
Bạn lấy nhiều oxy hơn khi bạn tập thể dục, và vùng Hồi hải mã (hippocampus – một bộ phận của não), giúp cho việc học và ghi nhớ được tăng cường từ lượng oxy bao quanh. Tập thể dục thường xuyên thực sự có thể làm tăng kích thước của vùng hồi hải mã theo thời gian, đảo chiều một cách hiệu quả hoặc làm chậm lại, ảnh hưởng của sự lão hóa lên não của bạn.
Nói cách khác, tập thể dục làm cho não hoạt động tốt hơn. Nó cũng giúp bạn có thêm endorphins, là chất làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và tốt hơn cho cuộc sống nói chung.
Tuy nhiên, tập thể dục cần có thời gian. Khi bạn bận rộn, căng thẳng, và chậm trễ, tập luyện thường xuyên dường như không hấp dẫn và không thể thực hiện. Lợi ích đi cùng với sự nỗ lực; bạn cần tập luyện nhất khi bạn bận rộn, căng thẳng, và bị quá tải.
Bạn không phải tham gia một phòng tập thể dục hoặc tập trong cả một giờ. Bạn chỉ cần đặt mục tiêu là 20 phút mỗi ngày, và thế là bạn tập thể dục 2,5 giờ mỗi tuần. Tập một bài thể dục nhỏ trong thói quen hàng ngày có thể làm cho việc tập luyện dễ dàng tuân theo hơn là thực hiện một buổi tập thể dục lâu hơn trong một vài ngày hoặc một tuần. Hàng ngày có nghĩa là không viện bất cứ lý do gì, không có các lựa chọn, và không đàm phán với chính bản thân bạn để giữ một thái độ nghiêm túc tập luyện. Điều quan trọng là làm cho nó đơn giản, dễ tiếp cận và dễ bắt đầu. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn tập dưỡng sinh, thiền, đi bộ hay gym…
4. ĐỂ NÃO BỘ NGHỈ NGƠI
Thói quen này được diễn giải thành một hành động rất cơ bản: tắt các màn hình của bạn đi. Bộ não của bạn cần thời gian nghỉ, thời gian mà nó không bận nhận và xử lý cả một triệu bit thông tin mỗi phút. Theo nhà thần kinh học Richard Cytowic, sự chú ý và trí nhớ là “hai nguồn tài nguyên quý giá nhất của não chúng ta”. Khi chúng ta lãng phí chúng trong việc lướt mạng xã hội, chơi trò chơi và bấm điện điện thoại không ý thức, là chúng ta đang chịu đựng một cách không cần thiết. Thiếu thời gian kích thích dẫn đến các nguồn tài nguyên thần kinh cạn kiệt, giảm năng lượng, trong khi thời gian nghỉ ngơi thường xuyên giúp não của bạn tạo ra các kết nối và giải quyết các vấn đề, cải thiện sự tập trung, và cuối cùng nâng cao năng suất của bạn.
Có nhiều cách để giúp bản thân bạn ít nhìn chằm chằm vào màn hình; có lẽ cách tồi tệ nhất là quyết tâm về mặt tinh thần để sử dụng điện thoại ít hơn và sau đó phụ thuộc vào ý chí để thực hiện điều đó. Thực tế, điều đó sẽ không xảy ra. Thói quen sử dụng điện thoại bị khắc sâu vào tâm trí, sâu và rộng, và một quyết định cá nhân cộng với ý chí suy tàn sẽ không thể phá vỡ nó.
Tuy nhiên, vẫn có những cách tốt hơn.
Hãy cài đặt Checky (Android, iOS), Moment (iOS) hoặc QualityTime (Android) trên điện thoại của bạn để bắt đầu kiểm tra những cách sử dụng và thời gian sử dụng điện thoại của bạn. Checky là một ứng dụng đơn giản để theo dõi hai việc: tần suất bạn xem điện thoại và nơi bạn sử dụng điện thoại. Moment và QualityTime theo dõi khoảng thời gian bạn dành cho điện thoại.
Tắt các thông báo ứng dụng. Điều này sẽ làm suy giảm vòng lặp thói quen bằng cách loại bỏ một số các tín hiệu mà nó khơi dậy bạn với lấy chiếc điện thoại của mình. Cách khác, sử dụng Chế độ trên máy bay để vô hiệu hóa tất cả các thông báo vào những thời điểm cụ thể; chỉ cần nhớ là bạn cũng sẽ vô hiệu hóa các cuộc gọi trong thời gian đó.
Để điện thoại của bạn ở bất cứ nơi nào mà nó không phải là bàn làm việc của bạn, tay, hoặc túi của bạn, bởi vì điều đó làm cho bạn quá dễ tiếp cận chiếc điện thoại. Mục đích là để não bộ của bạn ý thức được để lấy được chiếc điện thoại đến chỗ bạn sẽ phải trải qua một quãng đường đi “khó khăn” thế nào.
Tải ứng dụng để giúp bạn giữ giới hạn cho bản thân. Bạn muốn đầu tư bao nhiêu thời gian vào điện thoại của bạn mỗi ngày? Sử dụng ứng dụng như Moment (iOS), QualityTime (Android) hoặc BreakFree (Android, iOS) để đặt giới hạn sử dụng hàng ngày. Freedom (Android, iOS) là một ứng dụng đặt một khối lượng sử dụng trên điện thoại của bạn (hoặc bất kỳ thiết bị công nghệ nào) trong một khoảng thời gian nhất định: tiện dụng cho việc tập trung trong một buổi làm việc hoặc bữa tối gia đình.
Loại bỏ những điều phiền nhiễu lớn nhất của bạn. Tất cả chúng ta đều có những ứng dụng để xem mỗi ngày và chúng không giúp ích được gì nhiều cho cuộc sống. Đôi khi phương pháp tốt nhất là đơn giản loại bỏ các ứng dụng để chúng không còn là một cám dỗ nữa.
Bỏ những đồ công nghệ ra khỏi phòng ngủ của bạn: điện thoại, TV, iPad, laptop… Hãy cho không gian ngủ của bạn làm đúng nhiệm vụ và không có các thiết bị công nghệ. Nếu bạn muốn làm việc ở trên giường, hãy đặt một giới hạn thời gian; một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ, sau đó mang chúng ra ngoài, sạc điện thoại và các thiết bị ở một phòng khác. Nếu bạn đang lo lắng về việc bỏ lỡ một cuộc gọi khẩn cấp, hãy đặt mặc định các số liên lạc ưu tiên nhất của bạn một nhạc chuông khác biệt và âm lượng lớn để bạn nghe thấy từ phòng ngủ. Và hãy có một chiếc đồng hồ báo thức thật sự. Chúng vẫn hiệu quả, và chúng không bao giờ là một sự cám dỗ để bạn thức khuya quá giờ đi ngủ chỉ để nhìn chằm chằm vào đồng hồ báo thức như các thiết bị công nghệ của bạn.
Các thiết bị công nghệ là những công cụ tuyệt vời, hữu ích. Tuy nhiên có quá nhiều đồ công nghệ xoay quanh cuộc sống của bạn. Khi bạn không có thời gian nghỉ, bạn chỉ có thể lo lắng, phân tâm, và không thể để não nghỉ ngơi hoặc phát triển bất kỳ ý tưởng nào về cuộc sống của bạn.
TV cũng có thể là một sự phân tâm lớn, và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Thay vì xem TV hãy dành 1-2 giờ để thư giãn với sách, câu đố, nghệ thuật, một cuộc trò chuyện, viết nhật ký hoặc thực hiện một sở thích khác trước khi đi ngủ.
Cuối cùng, bạn sẽ phải học làm thế nào để khám phá lại những điều bạn muốn làm, không quan trọng những điều đó là gì, và để tự bản thân mình không cảm thấy tội lỗi, thời gian không bị xáo trộn hoặc lãng phí để thực hiện chúng.
Kết luận:
Thói quen nhất quán cho năng suất nhất quán. Bốn thói quen này sẽ rất khó thiết lập cho phần lớn chúng ta. Có lẽ tốt nhất là chọn từng thói quen một một và thực hiện nó một cách nhất quán trong một hoặc hai tháng. Sau đó, thêm một thói quen khác tiếp theo.
Đừng quên, tinh thần sống lạc quan là những thái độ sống tích cực. Đó không hẳn là một món quà tự nhiên ban tặng cho con người, mà hoàn toàn có thể luyện tập được.
Theo Annie Mueller
Biên tập: JobsGO
News Thông tin cà phê
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Colombia
Contents1. NGỦ ĐỦ GIẤC2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY4. ĐỂ ...
News Thông tin cà phê
Cà Phê Papua New Guinea – Hương vị bí ẩn từ Châu Đại Dương
Contents1. NGỦ ĐỦ GIẤC2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY4. ĐỂ ...
Thông tin cà phê News
Câu Chuyện Hạt Cà Phê Ethiopia
Contents1. NGỦ ĐỦ GIẤC2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY4. ĐỂ ...
Tin tức Nổi bật Specialty Coffee Thông tin cà phê
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết
Drip Coffee – Phương pháp pha chế mọi barista cần biết. Bạn là Barista theo ...
News Thông tin cà phê
Arabica và Robusta: Sự khác biệt về hương vị
Contents1. NGỦ ĐỦ GIẤC2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY4. ĐỂ ...
News Thông tin cà phê
Cảm quan về các hạt cà phê trên thế giới
Contents1. NGỦ ĐỦ GIẤC2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY4. ĐỂ ...
News Thông tin cà phê
Vòng tròn hương vị cà phê – Coffee Taster’s Flavor Wheel
Contents1. NGỦ ĐỦ GIẤC2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY4. ĐỂ ...
Thông tin cà phê
Lịch sử cảm quan của ngành cà phê
Contents1. NGỦ ĐỦ GIẤC2. THIẾT LẬP “GIỜ SỨC MẠNH”2. TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY4. ĐỂ ...