Lẩu chay nghe thật lạ. Thật ra, lẩu chay đã xuất hiện từ rất lâu và là một trong những món ăn ngon, chế biến đơn giản. Rất phù hợp cho những buổi cả gia đình sum họp bên nhau. Làm sao để có những nồi lẩu chay ngon và hấp dẫn nhất? Hãy cùng Nhà Hàng Chay HITA tìm hiểu ngay nhé.

Cùng HITA Vegan khám phá nguồn gốc của lẩu

1. Lẩu bắt nguồn từ đâu?

Lẩu là một món ăn phổ biến đối với ẩm thực của người Việt trong những bữa tiệc lớn đến những bữa tiệc nhỏ, những dịp tụ họp gia đình hay gặp mặt bạn bè. Nhưng ít ai biết đến nguồn gốc bắt nguồn từ đâu của lẩu. Và cũng ít ai biết được lẩu đã có mặt ở Trung Quốc với lịch sử lâu đời hơn 1700 năm .

Có nhiều giả thuyết khác nhau cho nguồn gốc ra đời của lẩu nhưng độ xác thực thì chưa ai kiểm chứng được. Hầu hết các giả thuyết cho rằng lẩu bắt nguồn từ phía Bắc Trung Quốc. Một số cho rằng những kị binh người Mông Cổ cưỡi ngựa dọc Châu Á. Lúc bấy giờ, họ không mang theo dụng cụ hay nguyên liệu để nấu ăn. Họ dùng tấm khiêng để nấu thịt và dùng mũ của mình để nấu súp.Nó đã thu hút những người Trung Quốc và bắt đầu phổ biến rồi từ đó trở thành một truyền thống của người Trung Hoa hơn 1000 năm qua.

Trước đây muốn ăn lẩu người ta bày ra giữa bàn một cái lò than, trên có một cái nồi (gọi là lồng lẩu) đựng thức ăn đã nấu sẵn hoặc nước sôi để nhúng nguyên vật liệu cho chín. Chiếc nồi này nhỏ hơn, nhưng vẫn có đầy đủ cấu tạo của một chiếc nồi lẩu thông thường. Hiện nay lẩu cồn, lẩu điện, lẩu ga và lầu từ đã thay thế lẩu than truyền thống.

lẩu chay

2. Lẩu thường được sử dụng vào mục đích gì?

Theo nguồn gốc xa xưa, lẩu được ăn vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể. Nồi nước lẩu sôi hùng hục trên lò than, cho đồ ăn vào nhúng cho chin rồi cho vào miệng khiến mỗi phần trên cơ thể ấm trở lại. Và đó trở nên nét chính trong ẩm thực của Trung Quốc khi mỗi dịp lễ tết gia đình bạn bè quây quần.

Người Đài Loan lại có tục vào ngày mùng 7 Tết âm lịch ăn món lẩu có 7 loại nguyên liệu là rau cần, rau thơm, tỏi, hành, hẹ, cá, thịt, thiếu một loại cũng không được. Ngụ ý chúc rằng: “Năm mới chăm chỉ, may mắn, vui vẻ, thông minh, hạnh phúc lâu bền, giàu có sung túc”.

Lẩu du nhập vào ẩm thực Việt Nam không biết tự lúc nào với đa dạng nhiều loại lẩu khác nhau: từ lẩu thái, lẩu Hong Kong,lẩu nấm v..v và từ đó biến tấu với các nguyên liệu khác nhau. Trong bài sau tác giả sẽ tổng hợp các loại lẩu phổ biến và đặc trưng ở Việt Nam.

Bí quyết nấu món lẩu chay ngon thanh đạm cho mọi gia đình dịp Tết

Lẩu là một trong những món ăn ngon, chế biến đơn giản và rất phù hợp cho những buổi cả gia đình sum họp bên nhau. Có rất nhiều loại lẩu: lẩu bò, lầu gà, lẩu nấm hải sản… phù hợp với khẩu vị khác nhau của mỗi người. Một trong những loại lẩu có hương vị thanh đạm, thích hợp ăn vào những dịp đầu tháng hay rằm đó chính là lẩu chay.

Có thể bạn quan tâm:  Cà tím xào chay – Thực đơn thanh đạm giúp cải thiện sức khoẻ

1. Lẩu nấm chay

Đây là một trong những loại lẩu chay được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tuyệt vời khó quên. Để nấu được nồi lẩu nấm chay đúng vị thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu.

lẩu chay

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Một số loại nấm: nấm kim châm, nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm linh chi, nấm bào ngư…
  • Súp lơ, khoai môn, ngô, cà rốt
  • Tàu hũ ki, mía lau, hành chay poa – rô
  • Bột nêm, muối, dầu ăn, nước tương, đường

Cách nấu lẩu nấm chay ngon phải được thực hiện qua các bước cụ thể như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị rau củ

Bạn rửa sạch tất cả rau củ, để vào rổ cho ráo nước. Sau đó thái súp lơ, tàu hũ ki, cà rốt, khoai môn thành những khúc nhỏ vừa ăn.

Đối với mía lau, ngô thì bạn chẻ đôi và cho vào nước ninh khoảng 30 – 40 phút để lấy vị ngọt. Nước này chính là để dùng thay nước lẩu xương gà hay xương ống ở loại lẩu thông thường.

– Bước 2: Chuẩn bị nấm

Nấm là nguyên liệu chính cho món lẩu nấm chay nên bạn cần sơ chế hết sức cẩn thận. Bạn bỏ gốc, rửa sạch nấm với nước muối hoặc nước vo gạo để loại bỏ bụi và các vi khuẩn bám dính trên thân nấm.

Đối với những cây nấm quá dài hoặc quá to thì bạn nên cắt nhỏ, chẻ ra để thuận tiện khi thưởng thức.

– Bước 3: Chuẩn bị hành poa-rô

Bạn lấy hành poa rô băm nhỏ, phi với dầu ăn cho thơm

– Bước 4: Hoàn thành nồi nước lẩu

Bạn nêm nếm gia vị vào nồi lẩu sao cho vừa miệng. Nhúng các nguyên liệu vào là bạn có thể thưởng thức món lẩu nấm chay đúng điệu, kích thích mọi giác quan.

Món lẩu này thanh đạm, không gây cảm giác ngấy cho người ăn. Bạn có thể ăn kèm lẩu nấm chay với mì sợi, bún để no bụng hơn nhé.

2. Lẩu Thái chay

lẩu chay

Còn gì tuyệt vời hơn khi vào những ngày cuối tuần, tất cả gia đình cùng nhau ăn lẩu thái chay, kể cho nhau nghe về những câu chuyện thú vị trong cuộc sống. Cách nấu lẩu thái chay ngon khá đơn giản.

1. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết

  • ½ quả dứa, 5 bìa đậu phụ chiên, 50 g nấm rơm, nấm bào ngư, nấm kim châm
  • 3 quả cà chua, 2 cây tỏi, rau cần, rau muống, rau cải thảo
  • 50 g chả quế cay, bún tươi hoặc mì chay
  • Gói gia vị lẩu thái, ớt, nước mắm chay, muối, bột nêm

2. Cách làm lẩu thái chay ngon

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì bước tiếp theo bạn cần làm là sơ chế nguyên liệu. Tất cả các nguyên liệu đều cẩn phải rửa sạch sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

Tiếp đến bạn cho một muống dầu ăn vào nồi nước lớn đun sôi. Cho nấm bào ngư, chả quế chay, đậu phụ chiên và nêm gia vị vừa ăn.

Lúc này bạn có thể cho gói gia vị lẩu Thái vào. Thêm cà chua vào để tạo màu cho nồi nước lẩu

3. Nấu nước lẩu Thái chay:

Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào đun nóng sau đó cho phần củ hành boa rô vào phi thơm.

Tiếp tục cho dứa, cà chua vào xào, dùng muỗng dằm cho ra màu. Tiếp tục cho chả bò chay vào đảo đều.

Thêm các gia vị muối, đường, bột ngọt… Nêm nếm gia vị rồi đổ 2 lít nước vào đun sôi. Nước sôi liu riu thì cho 2 thìa gia vị lẩu Thái, hành boa rô vào khuấy đều là bạn đã có nồi nước dùng lẩu Thái chay.

4. Thưởng thức

Cuối cùng, sau khi đã chuẩn bị mọi thứ, bạn và gia đình cùng nhau thưởng thức nồi lẩu cay cay, hương vị đậm đà. Các nguyên liệu nên được nhúng chín vừa phải để được giòn và đúng vị. Bạn nên ăn lẩu thái chay kèm bún tươi, rắc thêm rau thơm, tỏi tây để tận hưởng cảm giác tuyệt vời nhất.

Sau những ngày dài ăn nhiều thịt, cá thì lẩu chay trở thành món ăn lạ miệng cho cả gia đình, giúp mọi người ngon miệng hơn. Hi vọng qua những thông tin hữu ích bài viết cung cấp trên đây, bạn và gia đình sẽ biết cách nấu lẩu chay ngon, bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi tuần nhé.

Có thể bạn quan tâm:  Những tác dụng của chuối chưa chắc ai cũng biết

Tham khảo thêm cách nấu lẩu chay để phong phú bữa ăn gia đình

1. Nấu lẩu chao chay

lẩu chay

Nguyên liệu chuẩn bị nấu món lẩu chao chay

  • 200 gam chả lụa chay cắt miếng vừa ăn, chiên sơ
  • 200 gam khoai môn cắt miếng vừa ăn, chiên sơ
  • 1 miếng tàu hũ non, cắt miếng vuông
  • 1 ít tàu hũ ky chiên giòn
  • 200 gam rau tần ô
  • 100gam hoa thiên lý
  • 100 gam bông bí, nhặt bỏ nhụy
  • 200 gam cải thìa
  • 100 gam nấm rơm bỏ gốc, rửa sạch để ráo.
  • 1,5 lít nước dùng rau củ
  • Gia vị: đường+ 3 muỗng chao trắng + 2 muỗng chao đỏ + 1 muỗng gừng băm nhỏ + 2 muỗng sả băm + 2 muỗng nước cốt dừa.

Thực hiện nấu lẩu chao chay

– Bước 1: Chuẩn bị 1 chiếc nồi cỡ vừa hoặc lớn tùy lượng nước dùng. Nấu sôi nước dùng, cho tiếp khoai môn, nấm rơm vào nồi nước lẩu, nêm cùng 1 chút đường.

– Bước 2: Làm nóng chảo dầu ăn, cho gừng băm, sả băm vào phi thơm. Cho tiếp chao trắng, chao đỏ, xào đều để hỗn hợp thơm ngậy thì bắc xuống cho vào nồi nước dùng vừa sôi.

– Bước 3: Chuẩn bị bếp cồn hoặc bếp ga du lịch. Đặt nồi lẩu lên bàn rồi bày các loại rau ra xung quanh là có thể thưởng thức rồi.

2. Cách làm món lẩu nui chay

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Chuẩn bị nguyên liệu làm món lẩu nui chay:

  • Khoai tây, khoai môn, cà rốt (mỗi loại 1 củ) gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
  • Mía: 2 khúc
  • Đậu hũ cắt miếng vừa ăn chiên vàng
  • 2 lạng nấm rơm bỏ chân, làm sạch, để ráo
  • 1 lạng nấm đùi gà làm sạch
  • 1 miếng tàu hũ khuôn cắt miếng vuông
  • 1 túi nui luộc sơ
  • Gia vị: xì dầu chay, tiêu, đường, bột nêm chay, muối và chao.

Thực hiện làm món lẩu nui chay:

– Bước 1: Làm nóng chảo với dầu ăn, cho nấm các loại vào xào. Tiếp đó cho thêm đậu hũ nêm nếm với muối, bột nêm, gia vị, xào qua khoảng 3 phút cho ngấm.

– Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước dùng với khoai tây, cà rốt, khoai môn. Cho những đồ đã xào vào nồi nước dùng và nấu khoảng 3 phút đến khi sôi. Nêm lại gia vị sao cho nước dùng đậm đà, vừa miệng.

– Bước 3: Sắp nui đã luộc sơ ra đĩa, đặt nồi nước dùng lên bếp ga du lịch hoặc bếp cồn trên bàn ăn, xếp nui và thức ăn kèm xung quanh là có thể dùng được.

3. Cách làm món lẩu mắm chay

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Nguyên liệu nấu món lẩu mắm chay:

  • Rau, củ, quả: Bắp cải, củ cải trắng, su su, quả lê.
  • Tương đậu nành: 1 bát.
  • Gia vị: Sả, ớt xay, sả băm.
  • Rau thơm: Ngò gai, mùi tàu. Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút rong biển.

Nguyên liệu ăn kèm:

  • Nấm: nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm hương, nấm rơm.
  • Rau, quả: Cà tím, đậu phụ, ớt, rau đắng, rau muống chẻ, giá đỗ, hoa bắp chuối, mùi tàu.
  • Động vật chay: tôm chay, cá chay
  • Bún.

Các bước thực hiện nấu món lẩu mắm chay:

– Bước 1: Cho các nguyên liệu củ, quả vào hầm với nhau: bắp cải, củ cải, su su, lê. Cho thêm một ít muối, sả băm để tạo vị đậm đà cho nồi nước dùng. Đun tròng vòng 2 giờ, sau đó lấy rây lọc hết các phần bã.

– Bước 2: Đun nóng chảo dầu, cho sả, ớt xay vào phi thơm, hỗn hợp đậu nành vào xào cùng, đảo liên tục cho đến khi hỗn hợp quyện lại với nhau thành một khối. Cho hỗn hợp nước tương vào cùng nồi nước dùng đã chế biến ở trước. Cho thêm một chút sả và rong biển.

– Bước 3: Nấm rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Cà chay rán qua. Cà tím rửa sạch rồi cắt cà tím thành miếng vuông ngâm qua nước muối loãng. Bật bếp từ, cho nồi nước dùng đã chế biến từ trước đun sôi. Sau đó lần lượt cho rau vào nhúng ăn. Bạn có thể ăn cùng bún.

4. Công thức nấu lẩu chay khoai môn ngon, hấp dẫn

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu chay khoai môn:

  • Mía 1 khúc, ngô 1 bắp
  • Nấm: kim châm, nấm rơm.
  • Củ: khoai môn, su hào, cà rốt.
  • Rau: súp lơ, hành. đậu.
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm chay.

Các bước thực hiện

– Bước 1: Mía và ngô cắt khúc, cho vào nồi nước để tạo độ ngọt cho nước dùng. Các loại nấm vệ sinh sạch sẽ, cắt đôi, ngâm vào nước có pha một chút muối khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch để ráo.

Có thể bạn quan tâm:  Những tác dụng của đậu đỏ và cách nấu chè đậu đỏ bổ dưỡng

– Bước 2: Khoai môn, su hào, cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Súp lơ tách thành từng nhánh ngâm vào chậu nước 15 phút rồi rửa sạch. Hành thái nhỏ. Đậu hũ cắt miếng.

– Bước 3: Cho lần lượt đậu, khoai môn lên chảo rán vàng rồi gắp ra đĩa. Đổ nước dùng ra nồi chuyên nấu lẩu, nêm nếm cho vừa gia vị, bạn có thể cho một ít hành lá cho thơm. Sau đó thưởng thức cùng các loại rau củ, nấm và đậu vừa chuẩn bị.

5. Nấu lẩu chay hoa quả

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu chay hoa quả:

  • Các loại củ: củ sắn, khoai môn, khoai lang, củ cải đỏ, củ cải trắng, su hào…
  • Các loại quả gồm: Táo, lê, thanh long, su su, kiwi ruột xanh, dâu tây.
  • Các loại nấm bao gồm: Nấm rơm, nấm kim châm, nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm bào ngư, nấm mỡ.
  • Các loại rau xanh: cải thảo, tần ô, cải ngồng, bông thiên lý, súp lơ xanh, bông hẹ, hành tây, cần tây.
  • Các nguyên liệu khác bao gồm: Mì trứng, 1 khúc mía lau, nửa trái bắp ngọt, đậu hũ, tàu hũ ky chiên, đường phèn, muối, hạt nêm, nước dừa xiêm.
  • Thực hiện cách làm lẩu chay hoa quả:

Sơ chế các nguyên liệu:

– Bước 1: Các loại rau: nhặt cuống, lá úa, rửa sạch. Củ, quả: Ngâm với nước muối loãng, sau đó rửa sạch, thái miếng vừa miệng. Lưu ý loại quả có vị chua như kiwi hay dâu tây nên thái thành các lát mỏng.

– Bước 2: Nấm cắt bỏ phần rễ hoặc phần đen, ngâm qua nước muối loãng sau đó rửa sạch, để ráo nước. Ớt sừng cắt lát. Đậu hũ non cắt thành các miếng vừa ăn.

– Bước 3: Đun sôi nồi nước và thả mì trứng vào trụng qua khoảng 1-2 phút. Vớt mì ra xả với nước lạnh và để cho ráo. Trộn mì với một ít hành boaro đã phi thơm dầu.

Nấu nước dùng:

– Bước 1: Phi hành vàng và dậy lên mùi thơm. Sau đó cho nước dừa xiêm, đường phèn, muối, và hạt nêm vào đun cùng. Khi nước sôi bạn cho các loại củ, quả, bắp và rễ ngò đã chuẩn bị từ trước vào.

– Bước 2: Bạn có thể thêm ⅓ trái táo và lê để cho nước dùng thêm ngọt. Khi nồi nước dùng đã có vị đậm đà, thơm ngon bạn vớt các loại củ trong nước dùng ra. Sau đó cho nấm, các loại rau vào cho vừa chín tới. Ăn cùng với mì trứng hoặc bún, phở đều ngon.

Thay đổi khẩu vị với món lẩu kim chi Hàn Quốc chay

Nấu lẩu kim chi Hàn Quốc chay

Nhà hàng chay HITA Phan Xích Long Phú Nhuận

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu món lẩu kim chi chay:

Nước dùng hầm từ các loại rau, củ.

  • Các loại gia vị: Sả bào, tương ớt, tương cà, sa – tế, bột nêm.
  • Kim chi loại chay có bán tại các siêu thị.
  • Các loại nấm: Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm bào ngư
  • Đậu hũ non: một khuôn.
  • Ngò gai cắt nhỏ.
  • Cải thìa, cải thảo.

2. Thực hiện cách làm món lẩu kim chi chay:

– Bước 1: Phi sả thơm rồi cho vào nước dùng. Nêm bột nêm vừa miệng. Sau đó cho kim chi chay vào.

– Bước 2: Tiếp đến, cho các gia vị vào như: Tương ớt, tương cà, sa-tế. Sau cùng cho đậu hủ, tàu hủ ky và ngò gai bỏ vào.

3. Thưởng thức

– Khi ăn, ăn cùng rau và nấm chuẩn bị từ trước.

– Cho bún hoặc mì vào chén, múc lẩu vào. Dùng nóng, bỏ thêm các loại rau ăn kèm vào.

– Bạn có thể pha chén nước tương với ớt sa tế để chấm thêm nếu ai muốn ăn đậm đà và mặn hơn.

– Đây chỉ là cách gợi ý, bạn có thể gia giảm các loại rau cải…. tùy theo khẩu vị mình thích.

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

Tìm kiếm liên quan đến lẩu chay

  • cách nấu lẩu chay chua ngọt
  • lẩu chay ngon tphcm
  • cách nấu lẩu thái chay thập cẩm
  • cách nấu lẩu nấm chay thập cẩm
  • cách nấu lẩu chao chay
  • lẩu chay hà nội
  • lẩu nấm chay vị thuốc bắc
  • cách nấu lẩu dê chay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.